Page 136 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 136
136 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
+ Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ thương nhân, nhất là
thương nhân bán lẻ trên thị trường nông thôn. Phấn đấu đến năm
2015 có 10 ngàn hộ tư thương, 300 HTX thương mại ở nông thôn
được hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ tổ chức kinh doanh. Đến năm
2020 sẽ tăng gấp đôi số các hộ kinh doanh và HTX thương mại
được hỗ trợ đào tạo.[6]
+ Chuyển đổi mô hình quản lý chợ và đầu tư nâng cấp, cải tạo
chợ. Phấn đấu đến năm 2015 có 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu,
chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới.
100% chợ trung tâm của các huyện được kiên cố hoá; 30% thị trấn
có loại hình tổ chức phân phối văn minh, hiện đại (qui mô nhỏ và
vừa). Đến năm 2020, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới
các chợ ở khu vực nông thôn; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức
phân phối hiện đại (qui mô nhỏ và vừa).
+ Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
về thương mại trên địa bàn nông thôn, trước hết là hiệu quả của
công tác chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép; tạo sự
chuyển biến căn bản và thực chất trong công tác quản lý chất lượng
hàng hoá lưu thông trên thị trường nông thôn, nhất là những mặt
hàng có liên quan đến sức khoẻ con người và môi trường sống.
3.2.3. Phương hướng hoàn thiện khung khổ pháp luật,
nâng cao vai trò của Nhà nước trong phát triển thị trường bán lẻ
a/ Định hướng phát triển mối quan hệ giữa các chủ thể tham
gia phát triển thị trường bán lẻ ở nông thôn
Trên thị trường hàng hóa nói chung và thị trường bán lẻ hàng
tiêu dùng nói riêng, các chủ thể tham gia thị trường bao gồm: Nhà
nước với tư cách là chủ thể của nền kinh tế, điều chỉnh mọi hoạt
động sản xuất kinh danh trên thị trường; nhà sản xuất, nhà phân
phối với tư cách là chủ thể trực tiếp tham gia các hoạt động sản
xuất kinh doanh trên thị trường; và người tiêu dùng. Giữa các chủ