Page 133 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 133
Phương hướng và giải pháp.... ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 133
đô thị hóa sẽ tác động mạnh mẽ đến lối sống và cơ cấu tiêu dùng
của người dân nông thôn; 2) Khả năng và điều kiện tiếp nhận thông
tin thị trường, xúc tiến thương mại của người dân nông thôn ngày
càng được nâng lên cùng với sự phát triển nhanh của ngành viễn
thông; 3) Do áp lực cạnh tranh trong tiêu thụ và sự gia tăng qui mô
thị trường, các nhà sản xuất, cung ứng sẽ ngày càng quan tâm hơn
đến thị trường nông thôn.
Thứ ba, đó là cơ hội hiện đại hóa các loại hình kết cấu hạ tầng
bán lẻ trên thị trường nông thôn do: 1) Trên địa bàn nông thôn sẽ
ngày càng xuất hiện nhiều hơn các “điểm nóng” về tiêu dùng cho
phép đảm bảo hiệu quả đầu tư vào cơ sở bán lẻ hiện đại, có qui mô
tương đối lớn; 2) Các điều kiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn nông
thôn ngày càng được cải thiện, góp phần làm giảm chi phí đầu tư,
chi phí lưu thông…; 3) Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư
của Nhà nước đối với khu vực nông thôn.
d/ Những thách thức
Một là, doanh số và hiệu quả kinh doanh trên thị trường bán
lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn có thể không tương xứng với kỳ
vọng của các nhà phân phối do: 1) Thu nhập và sức mua của dân cư
nông thôn còn thấp; 2) Sức hút của các cơ sở bán lẻ tại các đô thị
trung tâm, đô thị lớn; 3) Mức độ phân tán của quĩ mua dân cư nông
thôn khá cao, nhất là các vùng sâu, vùng xa; 4) Xu hướng di
chuyển của một bộ phận người tiêu dùng có tiềm năng lớn ra khỏi
thị trường nông thôn cùng với quá trình dịch chuyển lao động.
Hai là, mức độ rủi ro cao, do: 1) Khả năng phát triển các mối
liên kết giữa các nhà sản xuất - bán buôn - bán lẻ, nhất là các hộ
kinh doanh nhỏ trên thị trường nông thôn thấp; 2) Các qui định
pháp lý điều chỉnh quan hệ thị trường, giữa người mua và người
bán còn chồng chéo, chưa đồng bộ; 3) Năng lực kiểm tra, giám sát
thị trường của các cơ quan quản lý thấp; 4) Nhận thức pháp luật, kể