Page 138 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 138
138 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
phát triển nhu cầu và đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập
cho dân cư nông thôn; đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng,
bình đẳng;...
Thứ hai, người sản xuất tham gia thị trường bán lẻ hàng tiêu
dùng ở nông thôn vừa là tư cách người sáng tạo ra sản phẩm tiêu
dùng, vừa là tư cách người trực tiếp cung ứng hoặc bán lẻ trên thị
trường nông thôn.
Với tư cách là người sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, cần phải
không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới,… để sản phẩm hàng hóa của mình được chấp nhận trên thị
trường nông thôn.
Với tư cách là người cung cấp, người bán lẻ trực tiếp trên thị
trường nông thôn cần nghiên cứu hình thức, phương thức phát triển
hệ thống phân phối hàng hóa trực tiếp hoặc qua các nhà phân phối
khác một cách phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng khu vực thị
trường, tính chất thương phẩm của hàng hóa, sự tồn tại của các đối
thủ cạnh tranh,…
Thứ ba, các nhà phân phối (bán buôn và bán lẻ): phát triển hệ
thống phân phối đang là khâu yếu trên thị trường bán lẻ ở nông
thôn, nhất là để đưa hàng hóa Việt Nam đến với người dân nông
thôn. Trong giai đoạn 2011 - 2020, với triển vọng phát triển thị
trường bán lẻ ở nông thôn, cũng như để chiếm lĩnh thị trường bán
lẻ trước sự hiện diện của các nhà bán lẻ nước ngoài, các nhà phân
phối lớn trong nước như: Hapro, Saigoncoop, Intimex, Nhất
Nam… cần chú trọng phát triển hệ thống phân phối nói chung và
mạng lưới bán lẻ nói riêng trên thị trường nông thôn. Đặc biệt, cần
nâng cao trách nhiệm bảo vệ lợi ích đối với người tiêu dùng nông
thôn trong việc bảo hành, bảo hiểm hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau
bán hàng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống buôn lậu, hàng nhái,
hàng giả và gian lận thương mại… làm lành mạnh thị trường, tạo