Page 134 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 134
134 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
cả của người mua, người bán và người quản lý trên thị trường nông
thôn còn nhiều hạn chế.
Ba là, thách thức về khan hiếm về lao động thương mại,
nhất là lao động bán lẻ qua đào tạo, do: 1) Áp lực về giải quyết
lao động dôi ra do quá trình thực hiện công nghiệp hóa; 2) Một
bộ phận lao động thương mại được đào tạo không quay trở lại
khu vực nông thôn.
3.2. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển thị
trƣờng bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020
3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu
dùng ở nông thôn
(1) Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
giai đoạn 2011 - 2020 trong mối quan hệ phát triển đồng bộ và hài
hoà với phát triển hệ thống thị trường chung của nền kinh tế; trong
đó thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng là trọng tâm, là cơ sở để phát
triển các loại thị trường khác, trước hết là thị trường bán buôn và
một số thị trường cung cấp dịch vụ đầu vào cho thị trường bán lẻ
như dịch vụ cung cấp nhân lực cho các cơ sở bán lẻ, dịch vụ tư vấn,
dịch vụ ngân hàng, dịch vụ viễn thông…
(2) Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
phù hợp với chủ trương “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để
góp phần đẩy nhanh quá trình CNH ở nước ta trong thời kỳ chiến
lược 2011 - 2020.
(3) Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
trên cơ sở tăng cường thực hiện vai trò, chức năng can thiệp của
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và phù hợp với cam kết quốc
tế. Trong đó, Nhà nước sẽ tập trung vào phương diện nâng cao quĩ
mua, sức mua và tăng cường cung cấp các dịch vụ công cho người
tiêu dùng cũng như các chủ thể tham gia phát triển thị trường bán lẻ
ở khu vực nông thôn.