Page 128 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 128
128 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
+ Vòng đời sản phẩm của các hàng hoá lâu bền ngày càng rút
ngắn do tốc độ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao ngày càng
nhanh hơn. Điều đó, một mặt sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm và
giảm giá bán các mặt hàng thế hệ cũ, mặt khác thúc đẩy các nhà sản
xuất kinh doanh phải đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đầu tư
phát triển kênh phân phối sản phẩm ở khu vực nông thôn.
Bảng 3.4. Dự báo khối lƣợng nhu cầu mua sắm một số
đồ dùng lâu bền của các hộ gia đình ở nông thôn
Đơn vị: 1000 chiếc
2008 2010 2015 2020
Ô tô 14.6 14.7 16.1 17.6
Xe máy 3299.1 2714.8 983.4 638.1
Máy điện thoại 7908.2 5028.5 2908.5 2332.8
Tủ lạnh 1284.7 1164.3 646.5 359.9
Đầu video 1820.4 1205.2 599.0 359.6
Tivi màu 2050.9 2196.6 2287.5 2688.7
Dàn nghe nhạc các loại 460.3 602.6 632.1 653.2
Máy vi tính 334.7 424.6 677.8 820.6
Máy điều hòa nhiệt độ 75.6 75.9 123.0 185.5
Máy giặt 304.5 340.3 506.8 560.7
Bình tắm nước nóng 273.2 317.0 586.4 706.8
Nguồn: Đề tài nghiên cứu giải pháp phát triển thị
trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020,
Viện Nghiên cứu Thương mại (2010)
Tất cả những điều đó sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm đồ dùng
lâu bền của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tổng
khối lượng sản phẩm lâu bền được mua sắm của các hộ gia đình ở
nông thôn qua các năm sẽ tăng chậm, thậm chí giảm dần. Nguyên
nhân chủ yếu do sự giảm số hộ gia đình ở nông thôn, nhất là trong
giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, tổng khối lượng hàng hoá lâu bền do