Page 127 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 127
Phương hướng và giải pháp.... ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 127
Trên cơ sở dãy số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê (2002
- 2010) về mức tiêu dùng bình quân đầu người và qui luật tăng
giảm khối lượng tiêu dùng đối với từng mặt hàng cụ thể có thể xác
định mức tiêu dùng bình quân đầu người của cư dân nông thôn.
Đồng thời, căn cứ vào dự báo về số lượng dân số nông thôn và định
mức tiêu dùng, có thể tính tổng khối lượng tiêu dùng của dân cư
nông thôn về một số mặt hàng lương thực - thực phẩm trong thời
kỳ 2011 - 2020 như trong bảng 3.3.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, khối lượng nhu cầu tiêu dùng
các mặt hàng lương thực, thực phẩm của dân cư nông thôn sẽ có xu
hướng tăng, giảm theo từng mặt hàng cụ thể phù hợp với qui luật
tiêu dùng các mặt hàng này khi thu nhập tăng. Cụ thể, tiêu dùng các
sản phẩm lương thực tính bình quân đầu người tiếp tục giảm, trong
đó tiêu dùng lương thực chưa qua chế biến tiếp tục giảm mạnh,
nhưng lương thực đã qua chế biến tiếp tục có xu hướng tăng; tiêu
dùng thịt và trứng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu dùng
của các hộ gia đình và khối lượng tiêu dùng bình quân nhân khẩu
tăng, tiếp đến là các loại khác như quả chín, rau, đồ uống…
d/ Dự báo nhu cầu mua một số đồ dùng lâu bền của các hộ
nông thôn
Trong giai đoạn 2011- 2020, tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền và số
lượng đồ dùng lâu bền tính trên 100 hộ ở nông thôn sẽ tiếp tục gia
tăng do:
+ Các điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn tiếp tục được cải
thiện cùng việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới
của Chính phủ và chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh
nghiệp hoạt động trong các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng như: cung
cấp điện, nước, đường giao thông, đường truyền internet,...;
+ Thu nhập và kiến thức tiêu dùng của người dân nông thôn
tiếp tục được cải thiện tạo điều kiện để tăng nhanh quĩ mua hàng
hoá lâu bền;