Page 109 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 109

Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020                 109

                  + Chính sách phát triển phát triển thương mại trong nước nói
            chung được cụ thể hóa bằng Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày
            15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển
            thương  mại  trong  nước  đến  năm  2010  và  định  hướng  đến  năm
            2020” xác định mục tiêu, yêu cầu và các chỉ tiêu phát triển thương
            mại trong nước nói chung, hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá nói
            riêng, trong đó nêu rõ khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các
            hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị.


                  + Đối với chính sách phát triển toàn diện thương mại nông
            thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-TTg
            ngày 06/01/2010  phê duyệt Đề án Phát triển thương mại nông thôn
            giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Đề án đề cập
            đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển
            đồng  bộ,  bền  vững  cho  thương  mại  nông  thôn.  Trong  đó,  nhấn
            mạnh  việc  hình  thành  mạng  lưới  chợ  nông  thôn.  Đề  án  đề  xuất
            nhiều  giải  pháp,  như:  sửa  đổi  cơ  chế  chính  sách  hỗ  trợ  doanh
            nghiệp;  quy  hoạch  hạ  tầng  thương  mại  tại  địa  bàn  khó  khăn;
            khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hình thức ký hợp đồng; tạo sự
            liên kết mang tính bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân. Các
            doanh nghiệp khi mở rộng mạng lưới kinh doanh ở nông thôn có

            thể được hưởng hàng loạt chính sách ưu đãi lớn về thuế, tín dụng.
            Về nguồn vốn đầu tư, sẽ được huy động trên cơ sở vốn ngân sách
            nhà nước kết hợp vốn huy động từ xã hội. Riêng chợ ở địa bàn khó
            khăn và đặc biệt khó khăn thì do ngân sách Trung ương hỗ trợ.

                  Đề  án  nêu  rõ,  đến  năm  2011,  quy  hoạch  phát  triển  hạ  tầng
            thương mại ở địa bàn nông thôn, trong đó có quy hoạch chợ biên
            giới phải được hoàn thành. Đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ

            cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và
            xây mới. Theo đề án, từ nay đến năm 2020, sẽ cải tạo, nâng cấp 142
            chợ và xây  mới 276 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu
            kinh tế cửa khẩu với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.534 tỷ đồng. Mục
            tiêu phát triển thương mại nông thôn nhằm kích thích tiêu dùng và
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114