Page 76 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 76
76 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
góp vào tốc độ tăng trưởng GDP chung là 10,07% năm 2000
(tương đương với 0,69 điểm phần trăm) giảm còn 9,71% năm 2005
(tương đương với 0,82 điểm phần trăm) và 6,98% năm 2010 (tương
đương với 0,47 điểm phần trăm). Đến năm 2013, tỷ lệ đóng góp
của khu vực này vào tăng trưởng của GDP chung là 8,78% (tương
đương với 0,45 điểm phần trăm).
+ GDP bình quân trên 1 lao động của khu vực nông nghiệp
năm 2010 là trên 17 triệu đồng, bằng 38,2% so với mức chung của
nền kinh tế và chỉ bằng 28,3% của khu vực dịch vụ, 18,6% của khu
vực công nghiệp. Đến năm 2013 mức GDP bình quân lao động khu
vực nông nghiệp tăng lên 27 triệu đồng, bằng 39,3% so với mức
chung của nền kinh tế và chỉ bằng 29,0% của khu vực dịch vụ,
21,7% của khu vực công nghiệp.
+ Qui mô đơn vị sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần từ
qui mô hộ lên qui mô trang trại. Số lượng trang trại trên địa bàn cả
nước trong giai đoạn 2001 - 2010 tăng bình quân 10,8%/năm. Tuy
nhiên, số lượng trang trại trên địa bàn cả nước đã giảm mạnh sau
năm 2010 từ 148.880 trang trại năm 2010 còn 20.078 trang trại năm
2011 và 23.774 trang trại năm 2013.
+ Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng
chuyên canh tạo ra sản lượng hàng hoá lớn đảm bảo cung cấp cho
thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu như thuỷ sản, gạo, cà
phê, chè, tiêu, điều,…
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn [51-55]:
Theo kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2011 của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2006 - 2011,
cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch nhanh theo
hướng giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông lâm thủy sản
(NLTS); tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp - xây