Page 71 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 71
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 71
18,6%, riêng trung tâm mua sắm tổng hợp có tỷ lệ trống tăng 8,9
điểm phần trăm, đạt 17,1%...
b/ Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung thị trường bán
lẻ ở nước ta vẫn đang phát triển ở trình độ thấp, qui mô nhỏ, phân
tán và chi phí cao, cụ thể:
+ Các đơn vị kinh tế tham gia vào thị trường bán lẻ vẫn chủ
yếu là các đơn vị kinh doanh cá thể. Đồng thời, các doanh nghiệp
trên thị trường cũng chủ yếu là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ
(doanh nghiệp sử dụng dưới 5 lao động chiếm 41% và có số vốn
kinh doanh dưới 1 tỷ đồng chiếm 25,8%, nếu tính số vốn dưới 5 tỷ
đồng thì chiếm 68,9% tổng số doanh nghiệp trong ngành bán lẻ).
+ Hoạt động bán lẻ ở nước ta hiện nay vẫn chủ yếu do các hộ
kinh doanh nhỏ đảm nhận và thường sử dụng nhà ở làm cửa hàng
bán lẻ. Theo kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự
nghiệp năm 2012 của Tổng cục Thống kê, các cơ sở SXKD cá thể
chiếm 93,9% tổng số đơn vị kinh tế trong ngành và doanh thu có xu
hướng tăng, đạt gần 60% tổng mức bán lẻ chung. Do đó, có thể nói
rằng, phần lớn lực lượng tham gia bán lẻ vẫn thiếu tính chuyên
nghiệp và khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ bán lẻ cho người
tiêu dùng như thông tin về giá cả, chất lượng hàng hóa, mức độ tiện
nghi của môi trường bán hàng,...
+ Các doanh nghiệp bán lẻ chỉ có một cơ sở bán hàng chiếm
tỷ lệ lớn. Các doanh nghiệp này thường thiếu chủ động trong việc
đảm bảo hàng hóa bán ra, đặc biệt là về khả năng duy trì mức giá
do phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ các nhà bán buôn, bao gồm cả
các nhà bán buôn thứ cấp.
+ Chi phí trong hoạt động bán lẻ có xu hướng tăng trong
những năm gần đây, nhất là chi phí về lao động, chi phí vận chuyển
và chi phí thuê, mua mặt bằng bán lẻ. Thực tế, theo số liệu thống
kê, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ giảm từ 1,15% năm
2005 còn 0,27% năm 2011.