Page 69 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 69
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 69
2.1.4 Đánh giá chung
a/ Những kết quả đạt được
+ Tốc độ tăng trưởng bộ phận cầu tiêu dùng cuối cùng trong
tổng cầu của nền kinh tế luôn duy trì ở mức cao trong khoảng hơn
hai thập kỷ qua. Đồng thời, xét về qui mô, riêng thị trường bán lẻ
hàng hóa đã đạt ngưỡng khoảng 100 tỷ USD vào năm 2013.
+ Lực lượng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài
Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành
bán lẻ đã tăng nhanh trong những năm vừa qua. Do đó, cấu trúc
ngành bán buôn, bán lẻ ngày càng đa dạng hơn với nhiều loại hình
doanh nghiệp, cấp độ qui mô của doanh nghiệp, mức độ tham gia
vào các kênh phân phối,… Một số doanh nghiệp bán buôn qui mô
lớn được phát triển theo xu hướng tích hợp hoạt động bán buôn và
bán lẻ. Đồng thời, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thuộc khu
vực ngoài kinh tế Nhà nước vẫn chiếm thị phần và các doanh
nghiệp bán lẻ thuộc sở hữu nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng
trong việc phân phối hàng hóa và dịch vụ, nhất là trong những lĩnh
vực được coi là then chốt.
+ Trên thị trường bán lẻ, các loại hình bán lẻ hiện đại phát
triển nhanh đã làm thay đổi diện mạo của thị trường bán lẻ ở nước
ta, nhất là thị trường bán lẻ tại các đô thị lớn. Đồng thời, chất lượng
dịch vụ bán lẻ trên thị trường cũng từng bước được cải thiện cả về
đảm bảo tính thuận tiện, mức độ tiện nghi, khả năng cung cấp đầy
đủ thông tin về hàng hóa,… cho người mua.
+ Thông qua các định hướng và chính sách phát triển thương
mại nội địa, kết cấu sở hạ tầng thương mại đã được cải thiện đáng
kể. Trong đó, các chợ truyền thống được nâng cấp; nhiều siêu thị,
trung tâm thương mại mới xây dựng ... đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu chi tiêu, mua hàng của người dân và đẩy mạnh lưu thông
hàng hóa.