Page 73 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 73
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 73
thông còn nhiều hạn chế,… Do đó, việc tổ chức cung ứng hàng hóa
ở qui mô lớn bị hạn chế do chi phí cao cả về thời gian và tiền bạc.
Thứ hai, khung khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động phân phối
bán lẻ vẫn đang trong quá trình xây dựng mới và sửa đổi hoàn
thiện. Ví dụ, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban
hành lần đầu vào năm 1990 và sau đó được sửa đổi vào các năm
1999 và 2005, hoặc nhiều qui định pháp lý mới được ban hành như
Luật Cạnh tranh (2005), Luật Chất lượng hàng hóa, sản phẩm
(2007). Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân trong
nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ
nói riêng mới có bề dày phát triển khoảng 5 - 10 năm và thường
phải điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với những thay đổi của
chính sách đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Phần lớn
các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực phân phối bán lẻ cũng
mới được cổ phần hóa và sắp xếp lại. Thêm vào đó, việc phân định
giữa quyền quản lý của Nhà nước và quyền quản lý sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.
Đồng thời, trong lĩnh vực phân phối, những qui định liên quan
đến bán buôn, bán lẻ vẫn đang trong quá trình xem xét, xây dựng. Có
ý kiến cho rằng cần có luật về bán buôn, bán lẻ, trong khi các ý kiến
khác cho rằng chỉ cần ban hành các qui định dưới luật. Thêm vào đó,
một vấn đề rất quan trọng là sự minh bạch trong giai đoạn xây dựng
các luật và quy định mới. Đặc biệt, các cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương không có nghĩa vụ chính thức phải tham vấn một cách có hệ
thống đối với các bên có lợi ích liên quan trong các giai đoạn soạn
thảo (và tiền soạn thảo) của các quy định mới. Sự thiếu thống nhất
trong cách hiểu và vận dụng các quy định pháp luật của các cơ quan
quản lý địa phương về cùng một văn bản do trung ương ban hành
cũng gây ra sự nhầm lẫn và bất bình đẳng trên thị trường.
Thứ ba, việc thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập của nền
kinh tế đã mang lại những tác động tích cực đối với nền kinh tế, nhất
là về phương diện phát triển sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc
các doanh nghiệp trong nước tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực xuất
khẩu đã làm giảm sức phát triển của thị trường nội địa nói chung và