Page 75 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 75

Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020                 75

            vùng Đồng Nam bộ với 39,1%; cao nhất là vùng Trung du miền
            núi  phía  Bắc  với  82,98%;  vùng  Bắc  Trung  bộ  và  Duyên  hải
            miền  Trung  là  73,8%,  vùng  Đồng  bằng  sông  Hồng  là  67,9%,
            vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 75,5%, Tây Nguyên là 71,3%.

                  + Trên địa bàn nông thôn đang diễn ra quá trình di cư mạnh
            mẽ đến các khu công nghiệp, các đô thị và từ các vùng nông thôn
            phía Bắc đến các vùng nông thôn phía Nam, đặc biệt là vùng Tây

            Nguyên và Đông Nam bộ.

                  + Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, nhân khẩu bình quân
            1 hộ trên địa bàn cả nước đều có xu hướng giảm dần. Trong đó,
            nhân khẩu bình quân hộ nông thôn giảm từ 4,49 người/hộ (2002)
            còn  4,41  người/hộ  (2004),  4,28  người/hộ  (2008),  4,14  người/hộ
            (2008) và 3,92 người/hộ (2010) đến năm 2012 còn 3,86 người/hộ.


                  + Làng và xóm là đơn vị tổ chức xã hội quan trọng nhất của
            nông thôn Việt Nam. Trước đây, các làng với lũy tre bao bọc có xu
            hướng nhấn mạnh vào tính dị biệt, tính đồng nhất. Hệ quả của nó là
            duy trì, bảo vệ tính tự cung tự cấp, cục bộ; gia trưởng, tôn ti và thủ
            tiêu vai trò cá nhân… Quá trình CNH và đô thị hóa hiện nay đang
            tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế - xã hội của làng, xóm Việt
            Nam: lũy tre làng không còn là hàng rào ngăn cách làng với bên
            ngoài; nhiều vùng nông thôn trở thành đất đô thị, đất công nghiệp.
            Làng,  xóm  hiện  nay  đang  ngày  càng  có  xu  hướng  “mở”  và  “hội

            nhập” hơn.

                  b/ Tình hình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn


                   - Những nét cơ bản về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
            và thuỷ sản:

                  +  Tỷ  trọng  của  khu  vực  nông  lâm  thuỷ  sản  trong  GDP  cả

            nước giảm từ 24,53% (2000) còn 20,97% (2005), 20,58% (2010)
            và 18,38% năm 2013. Khu vực nông lâm thủy sản có tỷ lệ đóng
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80