Page 79 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 79
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 79
Mức chênh lệch thu nhập bình quân 1 người giữa các vùng có
xu hướng tăng lên. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất
là Đông Nam bộ, cao gấp khoảng 2 - 3 lần. Vùng có thu nhập bình
quân đầu người thấp nhất là Tây Bắc (năm 2002 là 2,63 lần, đến
2010 là 2,92 lần và 2012 là 2,52 lần).
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở
khu vực nông thôn có xu hướng tăng lên, năm 2002 là 6,0 lần, năm
2010 là 7,5 lần và năm 2012 là 8,0 lần.
Tỷ lệ hộ nghèo chung ở khu vực nông thôn năm 2002 là
35,6%, năm 2010 giảm còn 17,4% và năm 2013 còn 12,7% (tỷ lệ
hộ nghèo chung ở khu vực thành thị năm 2010 là 6,9% và 2013 là
2,7). Vùng có tỷ lệ hộ nghèo chung cao nhất (năm 2013) là Trung
du và miền núi phía Bắc (21,9%), Tây Nguyên (16,2%), Bắc Trung
bộ và Duyên hải miền Trung (14%), Đồng bằng sông Cửu Long
(9,2%), Đồng bằng sông Hồng (4,9%), Đông Nam bộ (1,1%).
2.2.2. Thực trạng phát triển nhu cầu tiêu dùng của dân cư
nông thôn
a/ Tổng cầu của dân cư nông thôn qua các năm
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, trong thu nhập bình
quân nhân khẩu của dân cư nông thôn, tỷ lệ chi tiêu cho mua hàng
hóa tiêu dùng, bao gồm cả lương thực - thực phẩm và phi lương
thực - thực phẩm năm 2002 là 61,9% và năm 2012 tăng lên 67,8%
so với thu nhập. Bộ phận chi mua hàng hóa tiêu dùng của dân cư
nông thôn tăng một phần do thu nhập bằng tiền tăng lên làm giảm
tính tự cấp, tự túc trong tiêu dùng giảm.