Page 83 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 83
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 83
nước nhưng chiếm tới 24,5% tổng cầu; vùng Đồng bằng sông Hồng
có các tỷ lệ tương tự là 22,8% và 26,5%; vùng Trung du và miền
núi phía Bắc là 12,7% và 8,3%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung là 21,4% và 18,6%; vùng Tây Nguyên là 6,0% và
5,5%; vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 19,4% và 16,6%.
d/ Số lượng một số đồ dùng lâu bền tăng thêm
Bảng 2.5 cho thấy, số lượng hầu hết các đồ dùng lâu bền tăng
thêm trong 100 hộ gia đình ở nông thôn từ năm 2004 đến 2012 vẫn
thấp hơn so với mức tăng chung trên cả nước. Đồng thời, theo kết
quả điều tra mức sống hộ gia đình, giá trị mua sắm đồ dùng lâu bền
của các hộ gia đình nông thôn cũng thấp hơn so với thành thị.
Bảng 2.5. Một số đồ dùng hiện có tính trên 100 hộ gia đình
trên địa bàn nƣớc và khu vực nông thôn
Đơn vị: chiếc/100 hộ
2008 2010 2012 2008 2010 2012
Cả nƣớc Nông thôn
1/Ô tô 0.40 1.3 1.8 0.1 0.5 1
2/ Xe máy 89.40 96.1 115.3 73.9 84.1 102.2
3/ Máy điện thoại 107.20 128.4 154.4 80.2 105.6 129.2
4/ Tủ lạnh 32.1 39.7 49.7 19.6 29.2 38.5
5/ Đầu video 53.4 54.2 55.5 49.5 52.8 53.3
6/ Tivi màu 92.1 85.9 97.3 85.7 80.7 91
7/ Dàn nghe nhạc 14.9 12.6 13.6 12.7 11.1 11.5
8/ Máy vi tính 11.5 17 18.8 4.8 7.6 9.4
9/ Máy ĐH nhiệt độ 5.5 9.4 11.6 1 2.1 3.2
10/ Máy giặt 13.3 17.6 22.7 4.4 7.4 11.6
11/ Bình nước nóng 10.1 13.3 18.5 3.8 6.5 10.1
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2008, 2010, 2012
- Tổng cục Thống kê