Page 15 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 15
Một số vấn đề lý luận về phát triển thị trường … ở nông thôn 15
+ Nhóm dịch vụ thứ ba là sự tiện lợi của địa điểm
(accessibility). Đây là loại dịch vụ dễ định nghĩa và định lượng
nhất. Sự tiện lợi ở đây, có thể hiểu đơn giản nhất, là khoảng cách
đến cơ sở bán lẻ. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi lại
và thời gian của khách hàng cho hoạt động tiêu dùng và thanh toán.
Một hệ thống bán lẻ có thể tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng
bằng cách thiết lập nhiều cơ sở bán lẻ trong cùng khu vực thị
trường, tuy nhiên bố trí này cũng làm chi phí cao hơn so với việc
vận hành một cơ sở bán lẻ duy nhất.
+ Nhóm dịch vụ thứ tư là sự bảo đảm về giao hàng, có thể
chia ra thành hai loại: giao hàng tại thời điểm mong muốn và theo
hình thức mong muốn. Giao hàng tại thời điểm mong muốn đạt
được bằng cách tăng thời gian mở cửa hoặc cung cấp tín dụng.
Giao hàng theo hình thức mong muốn bao gồm việc thực hiện các
chức năng: chia lô hàng, chịu rủi ro thông qua bố trí chuyển giao
quyền sở hữu hoặc cung cấp bảo hành.
+ Nhóm dịch vụ thứ năm được cung cấp bởi các cơ sở bán lẻ
là thông tin về giá cả, sự sẵn có và các đặc điểm khác của hàng
hóa, dịch vụ cung cấp, kể cả thông tin về chính cơ sở bán lẻ. Việc
cung cấp dịch vụ này sẽ dẫn đến gia tăng chi phí đối với hệ thống
bán lẻ, nhưng mặt khác làm giảm chi phí về tìm kiếm thông tin,
giảm mức độ rủi ro cho khách hàng.
Việc phân loại các nhóm dịch vụ và chi phí liên quan nêu trên
đây làm rõ hơn bản chất của giao dịch mua - bán trên thị trường
bán lẻ hàng tiêu dùng về phương diện dịch vụ bán lẻ giữa người
mua (người tiêu dùng) và người bán trên thị trường bán lẻ.
c/ Phân loại thị trường bán lẻ ở nông thôn
Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở khu vực nông thôn, tùy
theo mục đích nghiên cứu, có thể được phân loại theo nhiều tiêu
thức khác nhau. Theo phân khúc thị trường về địa lý, thị trường bán
lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn có thể được phân loại: 1) Theo điều