Page 14 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 14

14            Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam

            liên quan trực tiếp đến hàng hóa (bảo quản, kho bãi, phân loại, bao
            gói hàng hóa,...), dịch vụ bổ sung (địa điểm thuận lợi, bảo đảm về
            giao hàng, các thông tin và môi trường kinh doanh), giúp cho người
            mua  có sự lựa  chọn chính xác hơn, thuận tiện hơn. Như vậy, về
            thực chất, trên thị trường, người bán lẻ hàng hóa đã cung cấp cho
            người mua (người tiêu dùng cuối cùng) hàng loạt các dịch vụ phụ
            trợ có liên quan đến hàng hóa được bán ra.


                  Khi người tiêu dùng mua hàng hóa, họ không chỉ nhận được
            hàng  hóa  mà  còn  nhận  được  hàng  loạt  các  dịch  có  liên  quan  từ
            người bán lẻ. Nói cách khác, khi việc mua - bán hàng hóa diễn ra,
            đồng thời phát sinh cả quan hệ mua - bán hàng hóa và quan hệ mua
            - bán dịch vụ. Trên thực tế, do tính vô hình của sản phẩm dịch vụ,
            quan hệ mua - bán dịch vụ thường bị che lấp bởi quan hệ mua - bán
            hàng hóa.


                  Thực  tế,  khi  người  tiêu  dùng  thực  hiện  việc  mua  hàng  hóa
            cũng đã bao gồm chi phí liên quan đến nhiều dịch vụ khác nhau
            được cung cấp bởi nhà phân phối. Betancourt (2004) đã phân định
            các chi phí giao dịch liên quan đến các loại dịch vụ mà người tiêu
            dùng phải gánh chịu thành 5 nhóm khác nhau, bao gồm:

                  + Nhóm dịch vụ liên quan đến môi trường của địa điểm. “Môi
            trường của địa điểm” xác định mức chi phí tâm lý mà khách hàng
            phải gánh chịu do bản chất của môi trường bán lẻ. Có thể hiểu bản

            chất của loại dịch vụ này bằng ví dụ về sự khác biệt giữa dịch vụ
            cung cấp bởi một cửa hàng giảm giá và một cửa hàng cao cấp. Sản
            phẩm bán tại cửa hàng cao cấp sẽ có mức giá cao hơn bởi phải mất
            chi phí cho các nguồn lực cần thiết để tạo ra một môi trường bán lẻ
            cao cấp, kể cả chi phí thuê địa điểm tại khu vực đắt đỏ hơn.

                  + Nhóm dịch vụ thứ hai là dịch vụ phân loại sản phẩm (được
            cung cấp bởi nhà phân phối), có thể chia thành: phân loại theo chiều

            rộng (các dòng sản phẩm - product line) hoặc phân loại theo chiều sâu
            (các loại sản phẩm khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm).
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19