Page 98 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 98
nhạc mà cũng là một bức tranh; Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Chuỗi thanh bằng
như nét nhạc du dương mang trong nó sự sảng khoái của người đã trút lại sau lưng
bao cực nhọc khi vượt dốc, hay như nét vẽ mềm mượt, mờ nhoè gợi không gian
mông lung của màn mưa giăng từ biên cương tới tận xa khơi, trong đó mờ tỏ
những nếp nhà sơn dã? Thật khó mà tách bạch, bởi cả hai đã nhập hẳn vào nhau.
Sự kết hợp táo bạo mà nhuần nhị như thế là bí quyết cuối cùng thuộc cá tính
sáng tạo đã giúp Quang Dũng hoà điệu được các đối cực trong mỗi tác phẩm để
chúng trở thành những cái đẹp sống động, những sinh thể nghệ thuật độc đáo.
CHU VẢN SƠN
III- Vẻ đẹp hào hoa của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng.
hình tượng trung târn trong văn học kháng chiến là người lính. Mỗi chặng
đường lịch sử, thơ ca đều có những nét khác nhau về hình tượng này. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp có hai kiểu người lính: xuất thân từ nông dân như trong
bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên, Đồng chí của Chính Hữu,... xuất thân từ tầng lớp
tiểu tư sản thành thị như trong Táy Tiến của Quang Dũng, ệ
Điểm chung ở họ là đều cùng chung lí tưỏng yêu nước giết giặc, cùng thể hiện
tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Tuy nhiên, giữa họ cũng có nhiều điểm
khác nhau. Người lính trong bài thơ Tây Tiến được xây dựng bằng cảm hứng lãng
mạn, nên hình ảnh họ hiện lên hào hùng bi tráng. Bút pháp lãng mạn được thể
hiện bằng hình tượng lí tưởng, phi thường. Sự phi thường đó được thể hiện trong
khung cảnh sinh hoạt, trong môi trường hành quân chiến đấu...
Tây Tiến được sáng tác vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang
Dũng rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về kỉ niệm gắn bó một thời với Tây Tiến. Đoàn
quân Tây Tiến bao gồm nhiều thành phần thanh niên Hà Nội, hoạt động trong một
địa bàn rộng lớn ở vùng núi biên giới Việt - Lào.
Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được khắc tạc trên nền thiên nhiên
hùng vĩ. cảnh vật vừa hiện thực, cụ thể vừa mang tính trầm mặc cổ kính xa xàm
của một miền cổ tích, nhưng không giấu được một thực tiễn; mòi trường hành quân
gian khổ. Thiên nhiên vừa khắc nghiệt lại vừa hùng vĩ, thơ mộng;
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thảm thẳm
Heo húi cồn mày súng ngủi trơi
Thơ Quang Dũng thấm đậm nhạc điệu của thơ cổ điển. Tính chất cổ điển
càng làm tăng thêrn vẻ hào hùng cho hình tượng thơ. Hình tượng người lính mang
phong cách kiêu hùng, trầm mặc, khí khái như trong thơ cổ, những người quyết
mang xương máu ra bảo vệ nền độc lập, tự do cho nước nhà. Những con dốc khúc
khuỷu, những đèo cao heo hút mây trời,... không ngăn được bàn chân của người
97