Page 84 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 84
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cày lá vàng
Hết qua rồi lại qua, tất cả vẫn không có gì khác ngoài cái ngày vô vị ấy. Nó
càng vò vị bao nhiêu lại càng làm cho chàng trai khổ sỏ bấy nhiêu. Thời gian lúc
này sao mà đáng ghét, nó cứ lầm lì trôi, nhuộm vàng cả lá xanh, bắt con mắt phải
chứng kiến để lòng chàng trai thêm khắc khoải, bồn éhồn. Từ nhuộm được tác giả
dùng ở đây rất đạt. Nó vừa xác nhận dấu ấn rõ rệt của thời gian in trên cây lá vừa
khắc hoạ được thật tài tình tâm trạng nặng nề của kẻ tương tư khi không có cách gì
tránh được sự nhắc nhở thường xuyên của thời gian. Nếu tác giả viết Lá xanh giờ
đã thành cày lá vàng hoặc Lá xanh đã nhuộm thành cây lá vàng hẳn tâm trạng
nặng nề của chàng trai sẽ không được tô đậm đến mức như vậy.
Sau sự sốt ruột là nỗi ngờ vực, lo lắng, băn khoăn. Nếu ỏ đoạn trên, câu hỏi
chỉ nằm gọn trong hai dòng lục bát thì ỏ đoạn tiếp, câu hỏi đã dài ra, chiếm trọn cả
bòn dòng;
Bảo rằng cách trỏ đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đĩnh
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
Phải nói rằng sự tra vấn bạn tình ở đây có tính chất trực diện và bức bách hơn
ỏ đoạn thơ trước. Kết cấu câu Bảo rềng.., đã đành, nhưng... nghe đầy lí lẽ và mấy
chữ cách một đầu đình nghe đầy sắc thái khẳng định. Tất cả các yếu tố ngôn ngữ
này cùng lúc phản ánh nỗi ngờ vực đang lên tới đình điểm của chàng trai - nỗi ngờ
vực đã khiến anh biến cái tưỏng tượng thành cái thực để rồi hạ lời qui kết có thể rất
vội vàng cho người mình yêu, rằng: tình của nàng đã xa xôi (nghĩa là đã nhạt
phai). Nhưng trớ trêu làm sao, những lời ta gọi là tra vấn ấy không gửi tới được đối
tượng mà chỉ tồn tại trong tâm tưởng, chính vì vậy, chúng càng làm cho chàng trai
không gỡ nổi mình ra khỏi những dây nhợ của nỗi tương tư. Tưởng rằng được trách
móc cho hả dạ, ai ngờ lại tự mình chuốc khổ cho mình. Lí lẽ của trái tim quả thực
đã làm phiền cho đời sống tình cảm của con người biết mấy! Giá như chàng trai
tỉnh táo hơn để thấy rằng vấn đề không nằm ở chỗ cô gái đã yêu và đã thưa thớt
lòng mà nằm chính ở chỗ cô gái chắc gì đã biết về tình cảm của chàng, chắc gì đã
yêu chàng thì nỗi ngờ vực của chàng sẽ được giải toả ngay. Nhưng đã hiểu được
như thế thì e chừng lòng yêu và nỗi tương tư cũng hết. Hết khổ cũng có nghĩa là
hết yêu, và đã hết yêu thì không còn chuyện gì để nói nữa. Lúc này, ngay cả bài
thơ cũng không còn cớ mà tồn tại! Trên thực tế, chàng trai đã tương tư, và đã
tương tư thì mọi sự cứ theo đó mà rắc rối thêm mãi...
Từ chỗ trách móc đối tượng, chàng trai thôn Đoài đi đến chỗ thương mình,
thấy mình có chút gì như là bất hạnh:
83