Page 55 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 55

Có dòng  “ Tràng gianự'  thuộc về  thiên  nhiên  trong  tư cách  một  không  gian
      hữu  hình và  (cũng có) dòng  “Tràng gianự’ tâm  hồn  như một  không  gian  vô  hình
      trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.
          Tiếp  cận  Tràng giang trong  tư cách  dòng  sông thiên  nhiên  có thể thấy  một
      điểu đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các
      tư.  “nước”,  “con nước”,  “dòng”...  Thông điệp gián tiếp là các từ:  “sóng gợn”,  “cồn
      nhỏ”, “bèo dạt’, “bờ xanh”, “bãi váng”...
          Tiếp cận  Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm  hồn lại  phát
      hiện thêm một điều thú vị nữa: cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn
      điệp điệp); Gió đầy tử khí: “đìu hiư’. Gợi nhớ đến câu: “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy
      gò” (Chinh phụ ngâm); Bến sông cô đơn vắng vẻ: “bến cô liéư’; Nước với nỗi buồn
      trải khắp không gian: “sầu tràm ngả”.
          d/ Cổ điển ở nghệ thuật đối                         ^
          Màu sắc cổ điển còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối của Đường
      thi nhưng khá linh hoạt và phóng túng.
          Chẳng  hạn:  “Sóng  gợn...”âổ\  với  “Con  thuyền...”;  “Nắng  xuống  đối  với  trời
      lên...”; “Sông dài dối wà'ị trời rộng.  .    .       ^
           Nhưng đóng góp quan trọng hơn cả là nghệ thuật đối được sử dụng một cách
      triệt để bằng  hai  hệ thống hình ảnh mang tính tương phản giữa một bên là  những
       sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hũu hạn của kiếp người: thuyền,  củi, bến, bèo,
       cánh chim... và một bên là những hình ảnh lớn lao, hùng tráng gợi liên tưởng về cái
       vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mày cao, núi bạc...
          e/ Sử dụng  hệ thống từ láy gợi âm  hưỏng cổ kính:  (10 lần/16 dòng thơ,  cách
       ngắt nhịp truyền thống: 3/4)
           Hệ thống từ láy trải khắp bài thơ: “Tràng giang”, “điệp điệp”,  “song song”, iơ
       thrf’, “đìu hiu”, “chót vór, “mênh mông”, “lặng lẽ”, “lớp lớp”, “dợn dợn”.
           Ngoài  ra,  tác giả  còn  sử dụng  sáng  tạo thi  liệu  của  Đường  thi  với  rất  nhiều
       hình  ảnh  và  chất  liệu  quen  thuộc.  Đặc  biệt  câu  kết  mượn  thẳng  ý  thơ  của  Thôi
       Hiệu  trong  bài  Hoàng  Hạc làu:  “Yên  ba giang  thượng sử nhân  sầư’  (Trên  sông
       khói sóng cho buồn lòng ai - Tản Đà dịch). Điểm khác biệt ở hai tác giả là: Nỗi nhớ
       nhà  của  Thôi  Hiệu  được  gợi  từ hình  ảnh  “khói sónự’  còn  nỗi  nhớ  của  Huy  Cận
       không cần tác động của ngoại giới (Không khói hoàng hôn) vì đã là một yếu tố nội
       tâm thường trực. Đây cũng là nét khác biệt cơ bản của hai cách phố diễn cảm xúc
       tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp thơ trung đại và thi pháp thơ hiện đại.
           2.  Màu sắc hiện đại
           Dù  bài thơ  Tràng giang có in đậm  màu sắc cổ điển trên  một số phương diện
       như đã phân tích thì hiện đại vẫn là nét chính của thi phẩm này. Bởi cảm hứng chủ
       đạo cíia  bài thơ là  nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của cái tôi cô đơn trước vũ trụ

       54
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60