Page 384 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 384
giống nhau: sự mê muội của dân chúng theo tập quán đương thời. Người dân tin là
bánh bao tẩm máu người là thần dược với căn bệnh lao cũng như làm cách mạng
(xem Trung Quốc là của chung mọi người) là tội đồ của xã hội, đáng chê trách.
Chính niềm tin mù quáng, phi khoa học này là căn bệnh khó có thể cứu chữa.
Người ta không phân biệt được đúng sai, tốt xấu đối với bản thân mình.
Sự mù quáng là nguyên nhân nảy sinh ra độc ác. Điều này thì đúng với mối
quan hệ giữa các nhân vật với chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Vì không hiểu được ý
nghĩa hành động của nhà cách mạng và mê muội, sợ hăi nghe theo luận điệu của
giới thống trị nên đám khách hàng trong quán lão Hoa đều xem Hạ Du là “giặc”.
Người râu hoa râm: “Nghe nói tên phạm chém hôm nay là người họ Hạ. Con
nhà ai đấy nhỉ?”
Cả Khang, tay đao phủ, “mặt thịt” đáp: “Con nhà ai nữa? Con nhà bà Tứ chứ
còn ai? Thằng quỷ sứ!”
Thái độ của mọi người là xem thường và ch) chiết Hạ Du, a dua theo luận điệu
của Cả Khang; “Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa, thế thôi”, ở đây có
sự tương phản giữa người thực thi pháp luật và người vi phạm pháp luật. Bản thân
người thực thi ấy thì không thể là người tốt, còn bản thân người vi phạm thì chẳng
hề xấu chút nào. Thế nhưng do máy móc, thiếu suy nghĩ thấu đáo nên cả Khang
lại đi kết tội Hạ Du. Càng kết tội Hạ Du, cả Khang càng bộc lộ những nét xấu xa,
thối nát của xã hội ấy. Điều này tạo nên tiếng cười mỉa mai, đau xót.
7. Trần thuật móc xích
Người góp phần quan trọng trong kĩ thuật tự sự này là cả Khang. Ta có thể
xem nhân vật này cũng là một người kể chuyện của tác phẩm. Trước hết, cả
Khang được người kể giới thiệu; ngoại diện “mặt thịt ngang phè”, dáng đi “từ ngoài
đâm sầm vào” , ăn mặc thì “xộc xệch”, áo “không cài khuy”, giọng nói thì “oang
oang”. Thế những tất cả ngưòi trong quán đểu tỏ vẻ kính sợ hắn: “Cả quán cũng
cung kính lắng tai nghe hắn nói”. Hắn chủ yếu tập trung vào hai vấn đề. Trước hết
là việc chính tay hắn đưa chiếc bánh bao tẩm máu người cho lão Hoa và hắn đến
đây để cam đoan cậu Thuyên sẽ khỏi bệnh. Sau đó hắn nói đến Hạ Du, người vừa
bị chém chết. Từ Hạ Dụ hắn chuyển sang lão đề lao Nghĩa và cụ Ba người tố cáo
cháu mình là Hạ Du.
Theo lời miêu tả của cả Khang, lão Nghĩa hiện lên như một con ngáo ộp “mắt
đỏ như cá chép” , tham lam vô hạn, cái áo tử tù cởi ra lão Nghĩa cũng lấy mất. Khi
nghe Hạ Du tuyên truyền cách mạng, “lão ta liền đánh cho hai bạt tai”.
Bỉ ổi hơn là cụ Ba, người “đem thằng cháu ra thú” , sỏ dĩ cụ làm như thế là vì
cụ sọ cả nhà mất đầu và vì cụ “được thưởng hai mươi lạng bạc trắng xoá, một
383