Page 386 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 386

hàm  chứa  căn  bệnh  thời  đại.  Thuốc  chữa  cho  Thuyên  gợi  dẫn  thuốc  chữa  cho
    bệnh thời đại. cả  Khang đúng ở góc độ trung thành với triều đình nhưng sai với số
    phận những người dưới đáy xã hội. Điều này tương tự với lão Nghĩa và cụ Ba.  Nhờ
    tính đa diện  này mà  nhản vật của văn bản hiện lên với nhiều vai.  Các vai này đối
    thoại nhau tạo nên sự hài hước, châm biếm, mỉa mai, chua xót... Còn gì chua chát
    hơn  chỉ vì tiền  mà  có  người  mang  cháu  mình  ra  đầu thú.  Còn  gì  khôi  hài  đến  rơi
    nước mắt hơn cảnh mọi người trong quán đối thoại với nhau về chuyện ai là kẻ thật
    đáng  thuơng  hại  khi  nghe  Hạ  Du  nói;  ‘Thật  đáng  thương  hại,  thật  đáng  thương
    hại!”
        Câu  nói này được thốt lên sau khi Hạ  Du bị lão Nghĩa tát cho hai cái chỉ vì tội
    tuyên  truyền  lão  làm  cách  mạng, có  người  nhầm  câu  nói  đó được dành  cho  Hạ
    Du. Nhưng khi nghe cả  Khang cắt nghĩa: “Mặt ai nấy bỗng ngơ ngác. Không ai nói
    gì  cả” .  Đám đông trong quán trà  của  lão  Hoa  là  những  con người  chất phác.  Họ
    sống bị động, luôn tuân theo suy nghĩ và lôgíc tồn tại của thể chế phong kiến.  Bất
    cứ điều gì đi chệch khỏi quỹ đạo đó đều khiến  họ không thể hiểu. Cái “ngơ ngác”
    của  họ là  hình ảnh tiêu biểu cho sự thiếu hiểu biết, trì đọng của những  người mộc
    mạc,  hiền lành. Sự thụ động đó đã khiến họ dễ tin vào bất kì điều gì giới thống trị
    nhồi sọ.
        8.  Người điên và tiếng cười nghịch dị

        “Người râu hoa râm bỗng vỡ nhẽ, nói:
        - Lão Nghĩa mà đáng thương thật à? Điên! Hắn điên thật rồi!
        Anh chàng hai mươi tuổi cũng vỡ nhẽ:
        - Điên thật!
        Khách trong quán lại nhao nhao lên, nói nói cười cười.
        Thằng Thuyên cũng thừa dịp ho cố mạng. Bác cả  Khang chạy lại, vỗ vai, nói:
        - Thuyên à!  Cam đoan thê  nào cũng khỏi.  Mày đừng  ho như thế.  Cam đoan
    thế nào cũng khỏi.

        Cậu Năm Gù gật gù nói:
        - Điên thật rồi”.
        Trong truyện, sau khi “vỡ nhẽ” sự việc, mọi người đồng thanh cho rằng Hạ Du
    là người điên vì anh tỏ ra thương hại lão Nghĩa. Theo suy nghĩ của họ, ở vào hoàn
    cảnh  Hạ  Du,  người  đang  đợi  bị  đưa  ra  pháp  trường  thì  anh  mới  là  người  đáng
    thương chứ không  phải là  kẻ đưa anh ra pháp trường. Thế mà anh lại tỏ ý thương
    hại lão Nghĩa.  Thật ngược đời,  với người dán xứ ấy đấy quả là sự điên rồ hết chỗ
    nói.
        Trong lịch sử văn chương nhân loại, nhân vât điên đã nhiều lần xuất hiện. Ta có

                                                                           385
   381   382   383   384   385   386   387   388   389   390   391