Page 388 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 388

Vậy nên bản chất của tiếng cười ở đây là tiếng cười nghịch dị, tiếng cười châm
    biếm,  phê  phán  ở tầng  sâu.  Nhờ tiếng cười  này mà  người  đọc sẽ được thức tỉnh
    nhận thức về vai trò và hành động.
        9. Nhân vật trung tâm - nhân vật đặc biệt
        Tuy Thuyên  là  nhân  vật xuyên  suốt tác  phẩm,  nhưng  căn  cứ vào chủ  đề tư
    tưởng tác giả gửi gắm, thì Thuyên không phải là nhân vật trung tâm của tác phẩm.
    Thuốc mới  chính là  nhân  vật trung tâm.  cả  Thuyên  lẫn  Thuốc đều  là  dạng  nhân
    vật  đặc  biệt  của  văn  bản.  Hai  nhân  vật  này  có  mối  quan  hệ  đặc  biệt  với  nhau:
    Thuyên  là  căn  bệnh,  cần  thuốc  để  chữa  trí.  Xuyên  suốt  tác  phẩm,  nhân  vật
    Thuyên không hề mở miệng nói bất kì điều gì. Thuyên chỉ thực hiện mỗi một động
    tác ho.  Còn lại  nhất nhất cậu ta đều  hành động theo lời bố itiẹ - những  người  nỗ
    lực hết mức trong việc tìm kiếm thuốc để giữ mạng sống cho Thuyên.
        Dụng  ý của  sự miêu tả  này  là  nhằm  để  nhấn  mạnh tính  chất  nguy  hiểm tột
    bậc căn bệnh lao của Thuyên. Thuyên xuất hiện lần đầu trong văn bản qua cái tên
    của  ông  bố Hoa  Thuyên.  Người  ta  vẫn thưởng  ghép tên: con  vào  tên  bố để  dễ
    phân biệt với người khác.  Lần xuất hiện tiếp theo của Thuyên là “một cơn ho”,  khi
    người bố thắp đèn đi mua thuốc, dặn dò; “Cổng việc dọn hàng để mẹ con lo cho”.
    Ông  không  nhận được câu trả  lời.  Cứ thế, Thuyên xuất  hiện trong tác phẩm  như
    một cái bóng. Một cơn ho là cách báo hiệu sự hiện diện của Thuyên trên cõi đời.

        Tuy  nhiên,  ống  kính  của  nhà  đạo  diễn  Lỗ  Tấn  có  lúc cũng  lia  qua  hình  hài
    Thuyên,  càng  để  lộ  hơn  sự khốn cùng  của  kiếp  người  trong  nỗi  đau  vì  bệnh  lao
    giày vò tơi tả, “thằng Thuyên đang  ngồi ăn cơm ở cái bàn gãy phía trong,  mồ hôi
    trán nhỏ từng giọt to tướng, chiếc áo kép dính vào sống lưng,  hai xương vai gồ lên
    thành  chữ bát  in  nổP’.  Ngay  cả  khi  bà  mẹ  giục  Thuyên  ăn  chiếc  bánh  đã  được
    nướng xong,  Thuyên vẫn  không trả  lời.  Thay vào đó là  lời  miêu tả  của  người  kể:
    ‘Thuyên cầm lấy vật đen thui,  nhìn một lúc, có cảm giác rất lạ không biết thế nào
    mà  nói.  như đang  cầm tính  mệnh của  chính  mình trong  tay.  Y  bẻ  đôi  ra,  rất cẩn
    thận”. Cứ thế, Thuyên cứ tiếp tục với “vũ điệu” ho của mình. Ngay cả khi mọi người
    trong  quán “nhao  nhao” cả  lên vì chuyện điên  rồ của  Hạ  Du,  Thuyên “cũng thừa
    dịp ho cố mạng” . Cơn ho của Thuyên vẫn không dứt, ngay cả khi “Cả Khang chạy
    lại,  vỗ vai,  nói:  - Thuyên  à!  Cam  đoan thế nào cũng  khỏi.  Mày đừng  ho  như thế.
    Cam  đoan  thế nào cũng  khỏi”.  Nhưng  lời  cam  đoan  ấy  không  có  hiệu  lực.  ít  lâu
    sau,  Thuyên qua  đời.  Cái chết của Thuyên  là  lời  mỉa  mai chua xót trước phương
    thuốc bánh bao tẩm máu người kinh dị và ngu muội của đám đông đương thời.
        10. Con đường
        Lỗ Tấn thường chú trong đến con đường trong tác phẩm. Với ông, con đường
    mang tính biểu tượng,  ông nổi tiếng với triết lí: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có


                                                                           387
   383   384   385   386   387   388   389   390   391   392   393