Page 389 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 389
đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” (Cố hương). Ngay đoạn mỏ đầu văn
bản, “con đường” đâ xuất hiện; “Ngoài đường, trời tối om, và hết sức vắng. Chỉ mặt
đường xám là trông thấy rõ”. Đấy là con đường lão Hoa đi mua ‘1huốc” cho con.
Con đường vắng và tối ấy là dấu hiệu thảm hoạ đối với gia đình lão. ở đoạn cuối
văn bản, con đường lại xuất hiện: “Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây
vốn là đất công, ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người
hay đi tắt giẫm mãi mà thành đường”. “Con đường” đó là “ranh giới tự nhiên” giữa
hai khu mộ “chết chém hoặc chết tù” và khu mộ của “những người nghèo”.
“Con đường” ấy là biểu tượng của sự ngăn cách. Hai khu mộ, hai người mẹ ra
viếng m j con. Mỗi nấm mộ nằm mỗi bên đường. Hai người mạ không biết nhau.
Động lực để họ đến bên nhau và thông cảm nhau, đó chính là những bông hoa
trên mộ người bị chết chém mà theo lời độc thoại của người mẹ là “hoa không có
gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây? Trẻ con không thể đến chơi. Bà
con họ hàng nhất định là không ai đến rồi!.., Thế này là thế nào?” câu hỏi cuối
cùng này khiến người mẹ liên tưởng đến việc oan hổn con hiện về. Bà nguyền rủa
những kẻ giết con bà “chúng nó giết con rồi chúng sẽ bị báo ứng thôi” . Kì thực,
những bông hoa đó, giống “con đường”, là hình ảnh ẩn dụ, thể hiện hi vọng của
tác giả về ngày chiến thắng của cách mạng, về loại thuốc có thể cứu được căn
bệnh hiểm nguy của thời đại.
Mối đồng cảm vì nỗi đau buồn mất con đã kéo hai bà mẹ xích gần nhau lại.
Bà Hoa đóng vai người chủ động khuyên giải bà kia và giục, “Ta về đi thôi!” Hai bà
mẹ cùng bước đi trên một con đường. Giữa họ không còn sự xa lạ. Giữa họ không
còn khoảng cách.
Máu của người con của bà mẹ kia không cứu được tính mạng của con người
mẹ này. Điều đó thì họ không hề biết hoặc nếu có thì chi bà Hoa biết mà thôi. Linh
hổn con của hai người mẹ, một là nạn nhân của chế độ bạo tàn, một là nạn nhân
của căn bệnh hiểm nghèo và lối chữa tri xuẩn ngốc hẳn là hài lòng khi thấy hai bà
mẹ cùng sánh bước trên một con đường. Tiếng kêu của con quạ cuối truyện phải
chăng là để bày tỏ sự tán thành ấy?
Con đường của thuốc vận động như sau: mua thuốc (lão Hoa) - uống thuốc
(Thuyên) - bàn luận về thuốc (Cả Khang) - hậu quả của việc dùng thuốc (Thuyên,
vợ chồng lào Hoa). Đấy là con đường bế tắc. Thứ thuốc tẩm máu người kia sẽ vĩnh
viễn không thể cứu sống được bất kì ai. Nhận thức được điều này, thì mọi người sẽ
thấy con đường của thuốc sẽ chính là con đường cách mạng kia.
LÊ H U Y BẮC
388