Page 385 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 385

mình bỏ túi tất, chẳng mất cho ai một đồng kẽm”.
         Theo lập luận của cả  Khang thì có ba người được hưởng lợi từ cái chết của tử
     tù. Theo thứ tự sẽ là lão Nghĩa, lão Hoa và cụ Ba. Lập luận của hắn nghe thật khôi
      hài  hết chỗ  nói.  Lão  Nghĩa  thì  bòn  đến  chiếc  áo của tử tù.  Lâo  Hoa  thì  có  được
      máu của tử tù (tuy phải trả tiền). Cụ Ba thì nhờ bán cháu mà có tiền. Ba con người
      này đại diện cho ba đối tượng: luật pháp, thương mại và quan hệ huyết thống.  Mối
     quan  hệ giữa  họ không có.  Tất cả chỉ quay xung quanh cái lợi trước tử tù  Hạ  Du.
     Cấu trúc  nhân vật theo kiểu  này,  Lỗ Tấn  rất thuận  lợi trong  việc lột tả  bộ  mặt xã
      hội,  nơi vì  kém hiểu  biết (lão  Hoa), độc ác,  cuồng tín  (Cả  Khang),  táng tận  lương
     tâm (cụ Ba), đã tiếp tay cho cái ác hoành hoành.
         Mục đích của  Lỗ Tấn không chỉ dừng ở chỗ tái hiện thực trạng xã  hội và giúp
      người đọc  nhận thức ra sự xấu xa  ấy,  mà  hơn thế nữa,  ông  muốn cải tạo xã  hội.
      Hình  ảnh  Thuyên  xét  ở  một  cấp  độ  khác  có  thể  xem  là  biểu  tượng  cho  xà  hội
      Trung  Quốc  lúc  bấy giờ,  đang  mắc  một chứng  bệnh  nan  y  khó có thể qua  khỏi.
      Vậy thì phải cần loại thuốc nào đây?
          Phương  thuốc  mà  mọi  người  thời  ấy  cho  rằng  vô  cùng  hữu  hiệu  thì  hoá  ra
      hoàn  toàn  vô  nghĩa.  Nó  chẳng  cứu  sống  được Thuyên.  Phương  thuốc  này  cũng
      mang tính biểu tượng.  Càn bệnh xã hội ấy cần được điểu trị từ phương thuốc mới
      mẻ,  bén ngoài,  chứ không thể lấy phương thuốc từ chính  tập quán của xã  hội ấy
      điều trị cho nó.
          Vậy  nên  giải  pháp  ở đây  là phương thuốc cách mạng với  phương  châm  dân
      chữ.  ‘Thiên  hạ  nhà  Mãn  Thanh  chính  là  của  chúng  ta”  do  Hạ  Du  khởi  xướng.
      Trong thời phong kiến, thiên hạ - tức đất nước, thuộc quyền sở hữu của vua, người
      xưng là thiên tử.  Người dân sống trong đất nước đó được xem là con dân của vua.
      Vua có quyền lực tối cao đối với đất nước và đối với bất kì ai trong vương quốc của
      mình.  Dân  chúng  phải tuân theo lệnh vua và  bất kì  điểu  gì  vua  nói  ra  đều  đúng,
      đều  là  chân  lí tối thượng.  Bởi vậy,  việc  Hạ  Du  chống  lại triều  đình trong  con  mắt
      của lão Nghĩa, cả  Khang và thậm chí là cả  người  nhà  Hạ  Du  (cụ  Ba) là sự phạm
      thượng không thể nào chấp nhận nổi. Với họ, cái chết của Hạ Du là đích đáng.

          Cũng xét ỏ góc độ biểu tượng, một khi phương thuốc của mọi người không thể
      nào phát huy hiệu  quả thì cần thiết phải có phương thuốc khác.  Cách  Lỗ Tấn để
      nhũmg  bông  hoa  xuất  hiện  trên  mộ  Hạ  Du  và  hình  ảnh  con  quạ  “xoè  đôi  cánh,
      nhún mình,  rồi  như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa” ỏ cuối truyện
      là  biểu  tượng  cho sự hé  rạng  tương tai,  cho  niềm tin  về  sự chiến thắng  của  con
      người tiên bộ trén thế gian.
          Như thế,  hình tượng,  ngôn  từ trong  vàn  bản  đểu  mang  tính  lưỡng  diện.  Bao
      hàm  hai  hoặc  nhiều  hơn  nữa  các  khía  cạnh,  các  nghĩa.  Căn  bệnh  của  Thuyên


      384
   380   381   382   383   384   385   386   387   388   389   390