Page 381 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 381

Người  kể vừa  kể vừa để lộ dần mục đích  hành động  của  nhân vật.  Ban  đầu
     người đọc không thể nào biết lão thức dậy, thắp đèn,  mang tiền  ra  đi vào lúc trời
     chưa sáng để làm gì. Đến đây ta mới biết rằng lão đi mua bánh bao. Nhưng tại sao
     lại là bánh bao tẩm máu  người? Một lần nữa tình huống có vấn đề được đặt ra cho
     người đọc bằng lời đối thoại: “Chữa cho ai đấy?’
         Thì ra chiếc bánh đó được dùng để chữa bệnh,  nhưng bệnh gì vậy? và chữa
     cho ai? Hàng loạt câu hỏi nối tiếp nhau xuất hiện. Sự tò mò của người đọc liên tục
     được kéo căng thêm.
         Người được chữa bệnh là con lão: “Lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh
     mệnh lại cho con lão, và lão sung sướng biết bao!”. Sự hồi hộp của người đọc gia
     tăng khi chính  bản thân lão Hoa cũng sợ chiếc bánh bao tẩm máu  người ấy: “Lão
     vội vàng móc gói bạc trong túi ra, run run đưa cho hắn, nhưng lại ngại không dám
     cầm chiếc bánh”.  Chi tiết này cho thấy tình thương con của  lão bao la  đến chừng
     nào.  Rõ ràng  là  lão  nghèo,  rõ  ràng  là  lão sợ,  nhưng  lão vẫn  cố vượt  qua  để cứu
     mạng sống đứa con.
         Khi  chiếc  bánh  được  nướng  lên,  mùi vị  của  nó  cũng  khiến  người  đọc  hoang
      mang rợn rợn; “Ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán
     trà”.  Phong cách kinh dị này tỏ ra  rất hợp với cốt chuyện:  một người bị bệnh thập
     tử nhất  sinh,  một  người  bị  chém  đầu,  máu  người  đó,  tẩm  bánh  bao  liệu  có  cứu
      được người ốm kia?
          Ròi  lại thêm  nghĩa  địa,  vừa  rạng  sáng,  những  nấm  mồ chôn  chưa  được  bao
      lâu,  những  bông  hoa  không  biết từ đâu xuất hiện,  người đàn bà ‘1ay chân  hơi run
      lên,  rồi loạng choạng  lùi lại  mấy bước,  mắt trợn trừng,  ngơ ngác” ... tất cả tạo nên
      bầu  không  khí cực kì  kinh dị cho tác phẩm. Thế nhưng,  mọi sự kinh dị  này chl là
      kinh  dị  hình  thức  bề  ngoài,  chúng  chỉ  làm  nền  cho  sự kinh  dị  về  bản  chất:  con
      người giết nhau vì ngu muội nhưng đâu có ai nhận ra.

          Nền tảng của câu chuyện có xuất phát điểm từ vốn văn hoá dân gian.  Ngưòi
      ta tin là bánh bao tẩm máu người có thể chữa lành bệnh lao.  Người ta tin rằng linh
      hồn ngưòi chết có thể hiện về. Do vậy mới có việc lão Hoa bỏ tiền đi mua bánh để
      cứu con và bà mẹ chiến sĩ Du mới cầu xin linh hồn con trai mình “ứng vào con quạ
      kia,  đến  đậu  vào  nấm  mộ con cho mẹ xem”.  Hành  động  này,  một  mặt cho thấy
      tình  cảm  của  các  bậc  cha  mẹ  dành  cho  con,  mặt  khác  lại  bộc  lộ  niềm  tin  mù
      quáng, không có cơ sỏ khoa học. Sự thiếu hiểu biết khoa học là mảnh đất màu mỡ
      cho những kẻ xấu lợi dung.  Dân chúng không hề hoài  nghi.  Họ cứ tin cho đến khi
      sự thật bất như ý xảy ra thì  không thể nào cứu vãn nỗi.  Nhiệm vụ của  nhà văn là
      giúp họ  nhận thức được sự nhầm lẫn  để khắc  phục và  vượt qua,  xây dựng cuộc
      sống tốt đẹp hơn.


      380
   376   377   378   379   380   381   382   383   384   385   386