Page 377 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 377
mạnh từ bàn tay kia mà từ sức mạnh tâm hồn, từ một chân lí bất di bất dịch: giết
chết người vô tội là kẻ ác, kẻ làm điều sai lạc. Gia-ve không chấp nhận điều đó
nên hắn “phát khùng hét lên”.
Xung đột giữa Gia-ve và Giăng Van-giàng lên đến đỉnh điểm qua tiếng hét ấy.
Ngay sau đó, Gia-ve viện dẫn đến “lính tráng” và đòi “cùm tay” Giăng Van-giăng
(chứng tỏ sự sợ hãi). Chính tâm lí lo sợ này của Gia-ve đã khiến Giăng Van-giăng
dễ dàng trấn áp hắn bằng cái thanh giường. Hắn phải lùi lại. Uy quyền của Giăng
Van-giăng được xác lập. Người kể bình luận: “Sự thật là Gia-ve run sự’.
Hình ảnh Giăng Van-giăng ngồi trước thi hài của Phăng-tin là hình ảnh gợi xúc
động trong lòng độc giả nhiều nhất. Giăng Van-giăng xa lạ với Phăng-tin nhưhg
ông chăm sóc Phăng-tin “như một người mẹ sửa sang cho con. [...] Rồi ông vuốt
mắt cho chị. [...] Bàn tay Phăng-tin buông thõng ngoài giường. Giăng Van-giăng
quỳ xuống trước bàn tay ấy, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn”. Ta
cùng chú ý nhịp điệu câu văn. Đoạn miêu tả hành động này của Giăng Van-giăng,
người kể không sử dụng kiểu câu gãy gọn, thiếu thành phần như khi miêu tả Gia-
ve hoặc ngôn ngữ của Gia-ve. Tính cân đối của câu văn và nhịp chậm của nó đã
diễn tả được động thái trang nghiêm, từ tốn đầy tình thương người của một người
khốn khổ với đồng loại khốn khổ. '
Vàn bản kết thúc như sau: “Rồi ông đứng dậy, quay về phía Gia-ve và nói: -
Giờ thì tôi thuộc về anh”. Bản chất của sự khỏi phục uy quyền tập trung cả vào
câu nói này. Gia-ve không thể bắt được Giăng Van-giăng mà chỉ Giăng Van-giăng
tự nộp mình vào tay Gia-ve. Là tù khổ sai, là người bị luật pháp săn đuổi, tương lai
phía trước sẽ hoàn toàn mù mịt nếu bị rơi vào tay Gia-ve, thế mà Giăng Van-giăng
vẫn không hề nao núng, ông chủ động làm những gì cần làm. Khoảnh khắc ngắn
ngủi ông ngồi lại bên Phăng-tin là để an ủi linh hồn người khốn khổ bị xã hội vùi
dập và hứa thay thế Phăng-tin chăm sóc Cô-dét. Chính lời hứa thầm ấy đã khiến
“gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường” .
Trong cách hành xử của Giăng Van-giăng với Gia-ve, ta thấy người tù khổ sai
ấy luôn đứng cao hơn Gia-ve. Do vậy, bao giờ sự đối đầu với Giăng Van-giăng
cũng làm Gia-ve cáu tiết nhưng hắn luôn phải nghe theo ông. Điều này chứng tỏ
nhân tính chưa hẳn đã cạn kiệt trong hắn. Cuối cùng, khi không thể lí giải được vì
sao Giăng Van-giăng lại cao thượng, vì sao bản thân hắn lại có thể để ‘lên tù
Giàng” đi một cách thoải mái khỏi cống ngầm,... nên Gia-ve đã tự sát. Cái chết
của hắn khẳng định sự chiến thắng của tình thương, của ánh sáng trưóc bóng tối
trong cuộc đời và cả trong tâm hồn con người.
LẺ HUY BẮC
376