Page 374 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 374
2. Người kể chuyện
Văn bản được kể từ ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mặt và có khoảng cách
từ người kể đến nhân vật. Thế nhưng khoảng cách đó có lúc bị vi phạm, theo hai
cách;
Thứ nhất, người kể gửí điểm nhìn sang Phăng-tin và kể lại diễn biến xung đột
giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng theo cái nhìn của Phăng-tin khi chị “lại mở mắt
ra” chứhg kiến việc ‘lên mật thám Gia-ve nắm lấy cổ áo ông thị trưởng; chị thấy
ông thị trưởng cúi đầu. Chị tưởng như cả thế giới đang tiêu tan”, cả đoạn đối thoại
tiếp đó giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng, điểm nhìn trần thuật nương theo điểm
nhìn của Phăng-tin để trục tiếp theo dõi những gì đang diễn ra. Vì vậy, động tác và
ngôn ngữ của Gia-ve lẫn Giăng Van-giăng thật sống động trước mắt độc giả.
Thứ hai, khoảng cách íựsựtiếp tục bị vi phạm (và điều này thường xuyên xảy
ra với Huy-gô) là khi người kể trực tiếp nhảy vào tác phẩm nêu câu hỏi hộ độc giả
(hoặc hộ một nhân vật nào đó trong truyện); “ông nói gì với chị? Người đàn ông bị
ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy?
Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không?”
Bên cạnh việc thoải mái vi phạm khoảng cách tự sự đó, người kể còn sử dụng
nhiều đối thoại và lời miêu tả động thái và cả lốí bình luận: “Giàng Van-giăng tay
vẫn cầm thanh sắt, từ từ đến bên giường Phăng-tin. Đến nơi, ông quay lại nói với
Gia-ve, bằng một giọng cố ý mới nghe rõ:
- Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này.
Sự thật là Gia-ve run sự’.
Hai câu đầu là lời miêu tả hành động Giăng Van-giăng của người kể, câu tiếp
đó là lời nói (đối thoại) của Giăng Van-giăng, câu cuối cùng là lời binh luận của
người kể. Huy-gô, trong văn bản, cùng lúc sử dụng nhiều kiểu ngôn từ. Nhờ đó, lối
kể của ông sình động, hấp dẫn.
3. Gia-ve
Trong mắt Phăng-tin, Gia-ve mang “bộ mặt gớm ghiếc”. Bộ mặt ấy khiến chị
“như chết lịm đi”. Cái nhìn “như cái móc sắt’ của Gia-ve được Phăng-tin cảm nhận
“đã thấy nó đi thấu vào đến tận xương tủy”. Điệu cười của Gia-ve là “cái cười ghê
tởm phò ra tất cả hai hàm răng”. Giọng nói của Gia-ve thì hách dịch: “Ai nói với ta
thì phải nói to” . Ánh mắt của Gia-ve nhìn “trừng trừng”. Hành động của Gia-ve là
hành động côn đồ: ‘lúm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giàng”. Toàn bộ ngoại
diện, tính cách và sự vô lương tâm trước việc nói oang oang cho Phăng-tin biết
373