Page 375 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 375
rằng Cô-dét vẫn chưa được tìm về đã khiến Phăng-tin sợ hãi và tuyệt vọng đến
mức bị sốc mà chết, Gia-ve thể hiện không chỉ là kẻ bất lương (vô cớ tống Phăng-
tin vào tù) mà đích thị là kẻ giết người.
Cái nhìn của Phăng-tin về Gia-ve còn tự lột tả cảnh ngộ khốn cùng của mình.
Trước đó, để có tiền nuôi con sau khi bị đuổi việc, Phăng-tin đã phải bán tóc, bán
ràng rồi bán cả thân mình. Khi Phăng-tin bị gã tư sản Ba-ma-ta-boa độc ác trêu
chọc, chị đã phản ứng và gây ra xô xát, Gia-ve tống Phăng-tin vào tù vì lí do chỉ có
người làm điếm thì mới phạm tội, kẻ giàu sang thì không thể phạm tội với một cô
điếm được. Trong vàn bản trích dạy, Gia-ve hai lần nhục mạ hành động cao
thượng của Phăng-tin. Một lần hắn gọi Phăng-tin là “con đĩ’, lần khác là “lũ gái
điếm”. Gia-ve không biết xót thương cho thân phận cơ hàn của những người dưới
đáy xã hội. Hắn không hề bận tâm đến nguyên nhân Phăng-tin phải rơi vào thảm
cảnh. Chỗ bấu víu cuối cùng của Phăng-tin lúc này là Giăng Van-giăng. Nhưng
Giăng Van-giăng lại là nạn nhân trong tay Gia-vẹ. Sự thay đổi đó đã đẩy cơn tuyệt
vọng của Phăng-tin lên đến mức cùng kiệt. Cái chết là hậu quả tất yếu.
4. Giăng Van-giăng ỵ
Giăng Van-giăng là hình ảnh đối lập hoàn toàn với Gia-ve. Gia-ve càng kiêu
ngạo hống hách bao nhiêu thì Giăng Van-giăng càng nhã nhặn, bình dị bấy nhiêu.
Sự xuất hiện của Gia-ve tại bệnh xá đồng nghĩa với việc gieo rắc nỗi kinh hoàng
chết chóc. Phăng-tin vừa trông thấy hắn đã vội cầu cứu: “ông Ma-đơ-len, cứu tôi
với!”. Huy-gô không để Gia-ve xuất hiện ngay mà trước hết ông miêu tả thái độ
người khác đối với hắn. Điều đó khiến bức chân dung Gia-ve hiện lên khách quan
nhưng cũng thật khủng khiếp.
Sau đó, Gia-ve xuất hiện trực tiếp thông qua việc miêu tả ngôn ngữ. Ngôn ngữ
của hắn cũng đối lập với ngôn ngữ Giăng Van-giăng. Ngay khi Giăng Van-giăng
lịch sự nói: “Tôi biết là anh muốn gì rồi”, thì Gia-ve đáp lại cộc lốc, không cần chủ
ngữ theo cách ban ra một mệnh lệnh: “Mau lên!”. Và đây là lời bình của tác giả:
“Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. [...] Không
còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”.
Dụng ý của người kể là khắc hoạ thú tính ở con người Gia-ve. Qua đó nhằm
nêu bật nhân tính ở Giăng Van-giăng. Trong sự xung đột thể hiện tính cách đó, bà
xơ là người quan sát tất cả, Phăng-tin là đối tượng - hiện thân của sự khốn cùng để
Gia-ve và Giăng Van-giăng bộc lộ tính cách. Sự tương phản giữa Giàng Van-giăng
và Gia-ve được Huy-gô tập trung khắc hoạ qua hai phương diện: lời nói và động
tác. Nếu Gia-ve hùng hổ, hách dịch; “Nói to! Nói to lên!”, “Ai nói với ta thì phải nói
374