Page 373 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 373

Giàng  Van-giăng  bị  nhốt vào tù  nhưng  đã  vượt  ngục thoát tìm  đến  nhà  Tê-
      nác-đi-ê chuộc Cô-dét rồi mai danh ẩn tích nuôi dạy Cô-dét nên người. Cô-dét lớn
      lên xinh đẹp và yêu  Ma-ri-uýt,  một chiến sĩ Cộng hoà. Cuộc khởi nghĩa  năm  1832
      nổ ra,  Giăng Van-giăng  lên chiến luỹ tha cho Gia-ve rồi cõng  Ma-ri-uýt bị thương
      nặng trốn ra cống ngầm Pa-ri.  Khi hai người gặp Gia-ve,  Gia-ve lại tha  không bắt
      Giăng Van-giăng. Vi hành động đó nên Gia-ve đã tự sát.  Ma-ri-uýt cưới Cô-dét và
      sống hạnh phúc. Giăng Van-giăng chết trong vòng tay yêu dấu của đôi vợ chồng
      trẻ.

          B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
          1.  Số lượng nhãn vật

          Huy-gô là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn. Khuynh hướng sáng tác của ông là
      lấy cảm hứng  ngợi ca và phóng đại,  phi thường hóa làm căn bản để phản ánh hiện
      thực. Đặc trưng bút pháp lãng mạn của Huy-gô là luôn tạo ra phản đề bóng tối - ành
      sáng. Mọi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm của ông đều vận động theo quy luật ấy.
      Kết thúc tác phẩm của Huy-gô thường có hậu, toát lên cái nhìn nhân đạo khoan dung
      với con người, cuộc đời.
          Văn  bản  Người cầm quyền khôi phục uy quyền có bốn  nhân  vật:  Phàng-tin,
      Gia-ve,  Giăng Van-giăng  và  bà xơ Xem-pli-xơ.  Bà xơ đóng vai trò chứng  kiến sự
      khôi phục uy quyển ở cả hai nhân vật.  '

          Ta  có thể  nói  như thê  bởi vì trước đây Gia-ve từng theo dõi  người tù  khổ sai
      nhưng mất hút dấu vết. Sau đó,  Gia-ve phục vụ dưới quyền của thị trưởng Ma-đơ-
      len (tức Giăng Van-giăng). Sau khi Ma-đơ-len ra tòa tự thú để cứu Săng-ma-chi-ơ -
      người có dung mạo giống  mình, thì Ma-đơ-len trỏ lại con người thật là Giăng Van-
      giăng. Vậy  nên,  Gia-ve  khôi  phục uy quyền trước Giăng Van-giăng  và  tiến  hành
      bắt ông.
          Song ta  vẫn có thể xem  Giăng Van-giăng  khôi  phục uy quyền trước Gia-ve.
      Sự khôi phục uy quyền của Giăng Van-giăng phù hợp hơn với nội dung đoạn trích.
      Gia-ve hống hách muốn bắt Giăng Van-giăng. Sự hống hách của hắn đã giết chết
      Phăng-tin.  Trước tình thê đó, từ địa vị của  một tội  nhàn.  Giăng Van-giăng trấn áp
      Gia-ve lùi lại để ngỏ lời vĩnh biệt với người phụ nữ xấu số. Gjăng Van-giăng đã khôi
      phục lại uy quyền.
          Do tính chất cả  hai cùng khôi phục uy quyền nên văn  bản có độ kịch tính rất
      cao. Thông qua tính kịch này,  phẩm chất, tính cách nhân vật đều lộ rõ. Ta sẽ biết
      uy quyền thuộc về ai và vì sao người đó có uy quyền.



      372
   368   369   370   371   372   373   374   375   376   377   378