Page 378 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 378
THUỐC
LỖ TẤN
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I- Tác giả: Lỗ TâVi (1881-1936), nhà văn cách mạng Trung Quốc. Tuy sáng
tác không nhiều và tập trung chủ yếu vào truyện ngắn và tạp văn nhưng ông vẫn
xứng đáng là một trong những nhà văn lừng danh nhất Trung Quốc thế kỉ XX và là
bậc thầy truyện ngắn thế giới.
Năm 1902, khi được cử sang Nhật Bản học, Lỗ Tấn chọn ngành y nhằm mục
đích cúru người. Nhưng về sau ông ý thức rõ căn bệnh tinh thần của dân tộc mới
trầm kha hơn căn bệnh thể xác nên ông đã chuyển sang sáng tác văn học hòng
dùng ngòi bút lương y của mình để đẩy lui càn bệnh thời đại. Nhật ki người điên
(1918) của ông ra đời là phát đạn công phá hiệu quả vào thành trì của xã hội cũ.
Tiếp tục, ông cho in nhiều truyện ngắn xuất sắc khác, AQ chính truyện (1921),
Thuốc (1919)... Tất cả được tập hợp trong ba tập, Gào thét, Bàng hoàng và
Chuyện cũ viết lại. Những tập truyện này được Lỗ Tấn sáng tác trong khoảng
1918-1935.
Lỗ Tấn là bút danh của Chu Thụ Nhân, ông sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881
tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Cha ông mất khi ông 16 tuổi. Năm 18 tuổi,
ỏng đến Nam Kinh thi vào trường Hàng hải. Tại đó, ông được tiếp xúc với nhiều
thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tiến bộ của nhân loại. Đấy là khởi
đầu để ông tiến hành nhận thức lại xã hội và dấn thân vào con đường cách mạng.
Ông là giáo sư của nhiều trường đại học và là linh hồn của nhiều tổ chức sinh viên
yêu nước. Trong sáng tạo nghệ thuật và phê bình lí luận, Lỗ Tấn là người kiên trì
bảo vệ những sáng tác thuộc nền văn học vô sản. Lỗ Tấn mất ngày 19 tháng 10
năm 1936 tại Thượng Hải.
II- Phong cách: Truyện của ông nổi tiếng ở chỗ, không rắc rối, cầu kì về hình
thức nhưng thực sự độc đáo về nội dung, phong cách. Những nhân vật như AQ,
Người điên... là những diện mạo bất hủ của nền văn chương nhân loại. Điều làm
nên sự vĩ đại ở Lỗ Tấn là tính triết lí, khái quát cao trong sáng tác của ông. Phép
thắng lợi tinh thần ở AQ không chỉ riêng của anh ta - một nông dân - mà còn của
chung mọi giai cấp, mọi kiểu người, những người mang tâm lí cam chịu, không
dám đứng lên nói tiếng nói đòi quyền lợi chính đáng của mình, của một con người.
Cũng thế, sự hèn kém, yếu đuối của anh nhà giáo trong Tết Đoan Ngọ cũng mang
tính điển hình cao độ cho cả một thế hệ trí thức bạc nhược trong thời nhiễu nhương
của cái xấu xa, độc ác ỏ Trung Quốc. Lỗ Tấn quan tâm sâu sắc vào hai mảng đề
tài: người lao động và tiểu trí thức. Hai đối tượng này cùng được tái hiện dưới điểm
377