Page 383 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 383

được chiếc  bánh  bao  mang về  nướng  lên  cho con  ăn.  Kết cục,  tiền  thì  mất,  con
      vẫn chết.

          Câu  chuyện  chỉ  bấy  nhiêu tình  tiết  nhưng  đã  chuyển  tải  được  cái  nhìn  chua
      chát  đầy  châm  biếm,  đau  xót  trước  sự ngờ  nghệch  của  dân  chúng.  Không  khí
      truyện được bao trùm trong tiếng cười.  Nhưng đấy là tiếng cười bi đát, xa xót trước
      cảnh mê muội của đám đòng đương thời.

          5. Cái nhìn điện ảnh
          Lỗ Tấn rất có tài trong việc sử dụng tiếng cười để đả phá những thói hư tật xấu
      của con người. Tiếng cười trong  Thuốc chủ yếu toát ra qua cái nhìn của điện ảnh.
      Đây là thủ  pháp rất mới so với thời ấy. sử  dụng  kiểu  nhìn  này để  kể,  nhà văn đã
      tạo  được tính  khách  quan  đáng  kể cho câu  chuyện.  Nhờ vậy,  toàn  bộ  nội  dung
      truyện không cần thiết phải tường thuật tỉ mỉ nhưng vẫn hiện lên rõ nét, sinh động.
          Biểu hiện trước hết là người kể giữ thái độ khách quan với đối tượng. Văn bản
      (phần  trích  dạy)  được  bắt  đầu  bằng  cái  nhìn  từ  bên  ngoài:  “Quán  trà  đã  đông
      khách. Lão Hoa tay xách chiếc ấm đồng lớn, đi đi lại lại, pha trà.  Hai mắt lão thâm
      quầng”.  Tính  khách  quan  tiếp  tục  được  thể  hiện  qua  việc  miêu  tả  ngôn  ngữ và
      ngoại hình nhân vật. Người kể ban đầu không gọi tên các khách hàng của lão Hoa
      mà chỉ xác định bằng màu tóc: “một người râu hoa râm”.
          Cách kể này vừa tăng tính  khách quan vừa  khiến người đọc tò mò muốn biết
      người ấy là  ai. Văn  bản quán triệt từ đầu đến cuối  nguyên tắc không nói hết này.
      Ngay cả đối thoại cũng được dựng theo lối lấp lửng: “Chỉ vì ông ta lận đận quá! Giá
      thằng con...” .  Giữa  phần  III  và  IV cũng có khoảng trống.  Người  kể không  miêu tả
      cái  chết của  Thuyên  (điều  mà  rất nhiều  nhà  văn  khác sẽ  làm)  mà  “nhảy cóc”  từ
      không  gian  quán trà  lão  Hoa  sang  không  gian “nghĩa  đìa”.  Cái  chết của Thuyên
      diễn biến ra sao,  nỗi đau đớn của vợ chồng lão Hoa  ra sao,...  người  kể không đề
      cập đến một câu.
          6. Nghệ thuật song trùng
          Ta thấy, dụng ý của tác giả không xoáy sâu vào nỗi bi thương của cái chết bỏi
      càn bệnh lao. Trên cái nền của một người mắc bệnh cần tìm thuốc chữa chạy, Lỗ
      Tấn đan cài căn bệnh thời đại. Sự ngu muội của người dân Trung Quốc - căn bệnh
      gần  như nan y - trước phương thuốc cách mạng - lật đổ chế độ cũ, xây dựng  nền
      dân chủ cộng hoà.  Người đọc sẽ được tiếp xúc với  nhiều sự song trùng: căn bệnh
      lao  của  Thuyên  ứng  với  căn  bệnh  nhu  nhược,  u  tối  của  người  dân  Trung  Quốc
      trước cường quyền.  Lão Hoa đi tìm thuốc cho con bằng chiếc bánh  bao tẩm máu
      người vừa  bị tử hình  (thứ ‘Ihuốc” vốn chẳng thể  nào chữa  lành  bệnh)  song trùng
      vối dân chúng tẩy chay nhà cách  mạng  (vốn là thứ ‘Ihuốc” có thể chữa  lành  căn
      bệnh thời đại). Sự song trùng ỏ đây về hình thức là tương phản nhưng bản chất là

      382
   378   379   380   381   382   383   384   385   386   387   388