Page 382 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 382
3. Thuốc
Lỗ Tấn không chỉ là nhà cách mạng kiên cường của dân tộc Trung Quốc trong
cuộc đấu tranh chống ách thống trị của thực dân đầu thế kỉ XX mà còn là một nhà
văn lỗi lạc. ông dùng văn chương làm vũ khí để chấn hưhg dân khí, giúp họ nhận
thức được căn bệnh tinh thần bạc nhược của dân tộc để sửa đổi, can đảm đứng
lên đòi chủ quyền, độc lập, bình đẳng. Lỗ Tấn sáng tác không nhiều. Thể loại
mang lại tên tuổi cho nhà văn là truyện ngắn, hầu hết được tập trung trong hai tập
Gào thét, Bàng hoàng. Truyện ngắn của Lỗ Tấn thể hiện một bản lĩnh chính tri,
một tấm lòng ưu ái trước vận mệnh của dân tộc, nước nhà.
Câu chuyện có nhan đề Thuốc đã bao hàm dụng ý chữa bệnh của văn hào.
Cách chữa bệnh của Lỗ Tấn cũng thật độc đáo. Thay vì nói thẳng quan điểm về
cách chữa bệnh phi lí và cả thái độ không đúng khi xem người chiến sĩ cách mạng
là tội phạm của triều đĩnh, thì tác giả để người kể đứng vể phía dân chúng ngu
muội vờ tán thành quan điểm của họ bằng cách ủng hộ thứ ‘Ihần dược” kia: “Cam
đoan thế nào cũng khỏi. Thứ thuốc này đặc biệt lắm. ồng tính lấy về còn nóng hòi
hổi và àn cũng còn nóng hôi hổi”. Họ gọi chiến sĩ cách mạng Hạ Du là ‘lên phạm”.
Việc kể khách quan dựa vào quan điểm của các nhân vật này là cách người kể để
nhân vật tự bộc lộ sự thiếu hiểu biết của họ. Trong truyện, những nhân vật này
được khắc hoạ như những người mù quáng, những người không ý thức được lẽ
đúng sai trên đời. Kiểu nhân vật mù quáng này, thực ra không khiến người đọc
ghét mà chỉ khiến người đọc thương hại. Bản thân họ lúc cuối truyện khi cậu
Thuyên chết không biết có nhận thức được niềm tin mê muội của mình không,
nhưng người đọc thì chắc chắn thấy rõ điều đó.
4. Cấu trúc phân đoạn
Không dễ xác định nhân vật trung tâm của truyện, bỏi truyện được kết cấu
theo bốn phần, mỗi đoạn có một nhân vật đảm nhiệm vai trò chính yếu. Đoạn một
là lão Hoa, bố của cậu Thuyên. Đoạn hai là Thuyên. Đoạn ba là cả Khang. Đoạn
bốn là mẹ Hạ Du. Thuyên là cậu con trai duy nhất để nối dõi tông đường nhà lăo
Hoa, nhưng hiện thập tử nhất sinh vì căn bệnh nan y thời đó: bệnh lao. Mọi người
tin rằng để chữa lành bệnh, Thuyên phải được ăn bánh bao tẩm máu người.
Vợ chồng lão Hoa sinh sống bằng gian hàng nước. Họ nghèo. Họ lam lũ. Họ
lao động vất vả để kiếm sống. Nhưng mối bận tâm lốn nhất của họ không phải là
chuyện mưu sinh mà là tính mệnh của đứa con. Muốn cứu nó phải có tiền và họ
đã tích cóp được một túi bạc nhỏ, đủ để mang đổi chiếc bánh bao tẩm máu người.
Thế nhưng máu được tẩm vào chiếc bánh bao ấy lại là máu của một chiến sĩ
cách mạng. Người đang nỗ lực khai trí cho mọi người biết về quyền lợi và nghĩa vụ
của mình đối với quốc gia. Sau bao nỗi hồi hộp, lo âu, cuối cùng lão Hoa cũng có
381