Page 376 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 376
to!” thì Giăng Van-giăng nhã nhặn đến mức xa xót: “Tôi cầu xin ông một điều...”.
Có sự đổi ngòi trong ngôn ngữ tương phản này. Trước đó, Gia-ve khúm núm với
Giàng Van-giăng (khi Giăng Van-giăng đang là thị trưởng Ma-đơ-len) bao nhiêu thì
sau khi khôi phục uy quyền, Gia-ve lại càng hống hách bấy nhiêu. Ngay cả khi
Giăng Van-giăng nhẫn nhục cầu xin thì không vì thế mà Gia-ve đối xử tử tế với
ông. Thú tính trong Gia-ve thể hiện rõ một nguyên tắc bất di bất dịch; đã là tù khổ
sai và đã đi làm điếm thì chẳng thể nào tốt được. Nhưng qua cách nói năng giữa
hắn và Giăng Van-giăng (cả với Phăng-tin) thì ta thấy người tốt, người tử tế không
thể nào là Gia-ve được. Hắn không chỉ quát, “nhe ràng” mà còn sử dụng cả mớ
ngôn ngữ hạ đẳng để chì chiết những người tử tế kia: “Giờ lại đến lượt con này! Đồ
khỉ, có câm họng không? Cái xứ chó đểu gì mà bọn tù khổ satlàm ông nọ ông kia,
còn lũ gái điếm được chạy chữa như những bà hoàng” .
Như thế, sự đối lập giữa vai vế xã hội của hai nhân vật đã lột tả sự đối lập về
tính cách. Và một cặp mệnh đề đối lập cũng được xác đính dựa trên sự đối lập đó:
người đang nắm uy quyền, thực thi công lí là kẻ xấu, người bị áp bức, dưới đáy xã
hội là người tốt. Bóng tối không thể chiến thắng ánh sáng. Dẫu cho bóng tối có cả
một thế lực quân sự hậu thuẫn (Gia-ve nhắc đến chuyện “lính tráng đang ở dưới
nhà”) thì rốt cuộc ánh sáng cũng đẩy lùi bóng tối, Gia-ve đang đứng ở đỉnh cao
quyền lực nhưng hắn không thể phát huy được sức mạnh đó với Giăng Van-giăng.
Bởi lẽ, về thể trạng, Giăng Van-giăng khỏe hơn hắn. Hãy xem diễn biến của hành
động “nắm cổ áo” của Gia-vé với Giăng Van-giăng.
Lần đầu bị Gia-ve nắm cổ áo, người đọc nhận thấy Giăng Van-giăng “không
cố gỡ bàn tay hắn nắm cẩ áo ông ra”. Sau đó, người kể không nói gì đến việc Gia-
ve buông cổ áo Giăng Van-giăng mà miêu tả tiếp việc Gia-ve “lại túm một túm lấy
cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giăng”. Chúng ta thấy có sự tăng cấp trong hành
động côn đồ của Gia-ve. Chính hành động đó đã giết chết Phăng-tin.
Nhưng khi Phăng-tin chết rồi thì Giăng Van-giăng không nín nhịn nữa, ông đã
khôi phục uy quyền của mình bằng cách “để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy
ông, cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con và bảo hắn: - Anh đã giết chết
người đàn bà này rồi đó”. Lời nói này của Giăng Van-giăng tuy từ tốn nhưng có
một sức mạnh khủng khiếp: lời kết án của quan tòa. Địa vị người thực thi công lí đã
thay đổi. Gia-ve đứng trên công lí của nền dân chủ tư sản Pháp. Giăng Van-giăng
dựa trên công lí của lương tri. Chính lương tri, đạo đức con người đã mang lại cho
Giăng Van-giăng một sức mạnh vô song. Vì lẽ đó, một nghịch lí xuất hiện. Tuy là
kẻ cầm quyền nhưng Gia-ve không phải là kẻ mạnh. Kẻ mạnh là Giăng Van-
giăng. Gia-ve ý thức được điều đó. Hắn sợ Giăng Van-giăng không phải vì sức
375