Page 371 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 371

Trước đó một năm, vở kịch Héc-na-ni đã gây chấn động  lớn trên  sân  khấu  Pháp.
     Trong khoảng mười năm đó,  Huy-gô liên tục cho ra mắt nhiều tập thơ nổi tiếng: Lá
     thu (1831),  Khúc hát hoàng hôn (1835),  Tiếng nói bên  trong (1837),  Tia sáng  và
     bóng tối (1840),...  Năm  1832 vở kịch Đức vua hành lạc,  vì thể hiện tinh thần dân
     chủ  mạnh  mẽ  nên  đã  bị  cấm  công  diễn.  Huy-gỏ  ngậm  ngùi tiên  đoán  về  sự lưu
     đày  của  chính  bản  thân  mình.  Năm  1851,  Na-pô-lê-ông  III  lên  cầm  quyền,  ban
     hành những chính sách phản lại quyền lợi người lao động.  Huy-gô cực lực chỉ trích
     ông  ta,  rồi  ra  nước  ngoài sống  lưư  vong gần  hai  mươi  năm  trời  trên  đảo  Giớc-di
     thuộc Vương quốc Anh. Thời kì này Huy-gô đạt đến đỉnh cao trong phong độ sáng
     tác. Các tập thơ  Trừng phạt (1853),  Chiêm ngưỡng (1856),  Truyền ki các thời đại
     (1859), Khúc hát phố phường và đồng nội (1865),... nối tiếp nhau ra đời. Bên cạnh
     đó,  Huy-gô đã  hoàn thành  pho tiểu thuyết bất hủ:  Những người khốn khổ (1862).
     Tiếp đó là Những người lao động trên biển (1866),  Thằng cười (1869).

         Năm 1859, Na-pô-lê-ông  III ra lệnh ân xá cho Huy-gô. ồng khước từ với lí do,
     “tôi chịu đến cùng số phận của Tự do. Tự do đã bị trục xuất khỏi đất Pháp, khi nào
     Tự do trỏ về đất nước, tôi sẽ trở về cùng Tự do”.
         Đế chế II sụp đổ năm  1870, Huy-gô trỏ về Pháp. Công xã Pa-ri nổ ra.  Huy-gô
     không tán thành bạo lực nhưng ông rất khâm phục những người chiến sĩ cộng sản.
     Ông viết tập thơ Năm khủng khiếp để ca ngợi họ. Năm  1874,  Huy-gô hoàn thành
     cuốn tiểu thuyết cuối cùng của mình:  Chín mươi ba.  Năm  1877, ông viết xong tập
     thơ Nghệ thuật làm ông và năm 1883,  Truyền kì càc thời đại (phần cuối) đã  hoàn
     thành.  Huy-gô mất ngày 2  2  - 5   -;1885. Thi  hài ông được đưa vào điện  Păng-tê-
     ông.

         II- Phong cách; Thơ văn Huy-gô âm vang nhiều cung bậc, sắc thái tình cảm.
     Trên cái  nền  lãng  mạn  kì vĩ,  có lúc đó là tiếng  lòng  khao  khát giao  hoà với thiên
     nhiên, con  người  nhưng cũng có lúc tiếng nói ấy là  lời đả  kích,  mắng  nhiếc thẳng
     vào mặt những kẻ cầm quyền hại dân... Thơ, truyện, kịch đi suốt cuộc đời Huy-gô.
     Chúng là nhân chứng sinh động nhất cho những rung cảm, đổi thay trong tâm hồn
     nghệ sĩ vĩ đại này.

         Là  nhà văn  lãng  mạn  mang tư tưỏng cách  mạng giải  phóng  con  người  bằng
     tình yêu thương, tác phẩm của Huy-gô chan chứa tình người, tình nhân văn cao cả
     và nỗ lực không ngừng phấn đấu vì cuộc sống của những người dưới đáy xã hội.
         III-  Xuất  xứ:  Vàn  bản  Người  cầm  quyền  khôi phục  uy  quyền  được  trích  từ
     Phần thứ nhất của kiệt tác Những người khốn khổ.




     370
   366   367   368   369   370   371   372   373   374   375   376