Page 367 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 367

cáo: “Con nào thằng nào chõ mũi vào chuyện riêng của nhà ta, ta cho chầu  Diêm
       Vương tất!”.  Diễn biến xung đột giữa  Bê-li-côp và Cô-va-len-cô phát triển theo các
       bước sau;
           1)  Bê-li-cốp khơi mào: chuyện về bức biếm hoạ và chuyện  hai chị em Cô-va-
       len-cô đi xe đạp.
           2) Cô-va-len-cô khó chịu (hai lần hỏi cộc lốc):  “Vì sao vậy?”,  “Nhưng mà ông
       muốn cái gì mới được chú?”.
           3)  Bê-li-cốp lên giọng dạy dỗ: chuyện đi xe đạp  mà  đến tai  ông  hiệu trưởng,
       ông thanh tra...
           4)  Cô-va-len-cò  phản  ứng:  chuyện  đi  xe  đạp  chẳng  liên  quan  đến  bất  kì  ai,
       doạ sẽ cho kẻ sinh sự chầu Diêm Vương.
           5) Bé-li-cốp “tái mặt đứng dậỹ’ đe doạ: “Đùng bao giờ ăn nồi như thế về cấp
       trên. Anh cần phải có thái độ kính trọng đối với chính quyềrf..
           6)  Cô-va-len-cô  nhìn  Bê-li-cốp  bằng  con  mắt  hằn  hỌcỊ  khẩng  định  mình  là
       người trung thực và không ưa những tên mách lẻo.
           7)     .  Bê-li-cốp vẻ  mặt “hốt hoảng”,  điệu bộ ‘luống cuống” (vì chưa từng  bị trấn
       áp như thế): sợ người khác xuyên tạc nên phải báo cáo với ngài hiệu trưởng.
           8)  Cô-va-len-cô giận  dữ:  túm  cổ áo Bê-li-cốp, xô  mạnh  cho  lộn  nhào xuống
       cầu thang.
           9) Bê-li-cốp bình an đứng dậy sờ xem có còn kính hay không.
           Qua chín tình tiết diễn  biến  (chủ yếu  đưỢc thực hiện qua  đối thoại),  chúng ta
       nhận thấy đến  đối thoại thứ năm,  người  kể mới  miêu tả  “nét  mặt”  của  Bê-li-cốp.
       Việc  miêu tả  được thực  hiện  hai  lần,  nhưng là  hai  diện  mạo đối  nghịch.  Lần  đầu
       (đối thoại 5), vẻ mặt Bê-li-cốp tức giận.  Lần sau (đối thoại 7), vẻ  mặt Bê-li-cốp sợ
       hãi.  Rõ ràng,  Bê-li-cốp không thể là  kẻ  mạnh. Thực chất  hắn  là  kẻ vong thân,  bị
       người  khác  làm cho  méo  mó,  dị  dạng.  Dễ  nhận thấy điều  này qua  đối thoại  của
       hắn. Hắn không hề nhân danh cá nhân hay ước muốn của bản thân mà luôn phải
       dựa dẫm vào người khác, nhân danh chính quyền và những kẻ nắm quyền cai trị.
           b)  Cái  chết  của  Bê-li>cốp  và  những  kẻ  khủng  bố đích  thực:  ngài  hiệu
       trưởng, ngài thanh tra và ngài vô hình
           Người góp phần gây nên cái chết của Bê-li-cốp lại chính là  người trong  mộng
       của hắn, Va-ren-ca.  Ngay khi hắn lóp ngóp đứng dậy thì “Va-ren-ca và hai bà nữa
       cùng  đi  đàu  về”.  Họ chứng  kiến cảnh tượng  khôi  hài đó. Va-ren-ca  cứ nghĩ Bê-li-
       cốp bị vấp ngã nên phá lên cười “ha-ha-ha!”. Tiếng cười  này đến sau đoạn  người
        kể đọc suy nghĩ của Bê-li-cốp: “Thà tự vặt cổ, bẻ gãy chân mình đi còn hơn là biến
       thành trò cười  cho thiên  hạ.  Bây giờ thi trước sau  gì  cả thành  phố chả  biết”.  Như
        thế,  điều  Bê-li-cốp  lo sợ không  phải  là  cú  ngã  mà  là  sợ bị  biến thành trò cười. Ý
        thức  về  nhân  phẩm  của  Bê-li-cốp  được  nhấn  mạnh.  Đến  đây  người  đọc thấy  rõ
        ràng  sự khủng  bố của  Bê-li-cốp  đối  với  mọi  người  là  do  vô  tình.  Bản  thân  hắn

        366
   362   363   364   365   366   367   368   369   370   371   372