Page 365 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 365

chế thống trị đương thời nhưng người đọc vẫn hình dung được sự quái gở của  nó.
       Tuy  nhiên,  lối  kể  của  Sê-khốp  bao  giờ cũng  hàm  chứa  tính  lưdng  diện,  vừa  nói
       điều  này song đồng thời cũng ám chỉ điều kia. Với Người trong bao,  Sê-khốp một
       mặt đả  phá chê độ thống trị đương thời,  mặt khác cũng công  kích sự thờ ơ,  thiếu
       dũng  khí của  mọi  người.  Vì  thái  độ  sống  đó  mà  cuộc  đời  của  họ  ngày  càng  bị
       khủng  bố,  và  những  kẻ trong  bao  kia  mới  có đất tồn tại  và  thoải  mái  đe doạ  sự
       sống yên bình.
           * Xung đột với em  trai người tình
           Là  kẻ  khủng  bố  nhưng  Bê-li-cốp  vẫn  khao  khát  được  yêu,  được  sống  cuộc
       sống gia  đinh.  Khát vọng  này ở  Bê-li-cốp thật đáng  buồn  cười  và  đấy  là  nguyên
       nhân dẫn đến bi kịch lớn nhất trong đời Bê-li-cốp. Thậm chí cái chết của Bê-li-cốp
       cũng bắt đầu từ tình yêu theo kiểu “trong bao” ấy.
           Người Bê-li-cốp muốn lấy làm vợ là Va-ren-ca tuổi chừng ba mươi, chị gái của
       đồng nghiệp Cô-va-len-cô. Ý định của Bê-li-cốp không qua được mắt mọi người và
       ngay lập họ tức gán ghép Bê-li-cốp với Va-ren-ca để trêu đùa. Thật kì lạ,  ngay cả
       lúc trái tim yêu đang thổn thức,  Bê-li-cốp vẫn  không chịu chui ra  khỏi cái bao để
       sống đúng  nghĩa là  một con người.  Quả là  hắn mù quáng hết chỗ nói. Sự tôn thò
       những “chỉ thị”,  ‘thông tư’,...  đã tước mất ‘tình người” trong  Bê-li-cốp.  Có thể nói,
       hắn yêu,  hắn si tình  như...  một kẻ trong bao. Thế là người ta đã vẽ một bức tranh
       biếm hoạ về hắn với cuộc tình của hắn. Thế là hắn ‘quyết định đến nhà tình nhản
       để giãi bày tâm sự.
           Cô-va-len-cô và Bê-li-cốp là cả một sự tương phản một trời một vực. Trong lúc
       Bê-li-cốp mải chui đầu vào bao thì chị em nhà Cô-va-len-cô sống  phóng  khoáng,
       hồn nhiên. Sự hồn nhiên của họ, frong mắt Bê-li-cốp là sự “buông thả”, “buông thả
       quá  chừng”.  Nhân  danh  một  người  đi  trước,  một  công  chức  tận  tuy  của  chính
       quyền, Bê-li-cốp dạy dỗ Cô-Va-len-cô: “Anh còn trẻ, tương lai anh còn ở phía trước,
       anh cần  phải cư xử rất, rất thận trọng.  Thế mà anh đã buông thả!  ôi!  Anh buông
       thả  mình  quá  chừng!”.  Những  biểu  hiện theo  Bê-li-cốp  được xem  là  “buông  thả”
       như sau:  “Anh  mặc áo thêu  ra  đường,  đi  ngoài  phố lúc  nào anh  cũng  cầm  sách
       này sách nọ, rồi bây giờ lại còn cưỡi xe đạp nữa”.
           Người  đọc  hẳn  phì  cười trước lời  dạy của  Bê-li-cốp.  Với  cái  nhìn  của  một  kẻ
       trong bao thì việc đọc sách hay đi xe đạp ngoài phố là mất tư cách, ảnh hưởng đến
       uy tín nhà giáo. Cô-va-len-cô cần phải từ bỏ thói quen ấy ngay lập tức, nếu không
       thì “chuyện sẽ đến tai ông hiệu trưởng, rồi đến tai ông thanh tra...”. Đương nhiên là
       Cô-va-len-cò  không  thể  nào  chấp  nhận  được  sự dạy  đời  phi  lí  ấy.  Kết  cuộc,  kẻ
       khủng bố bị trấn áp ngay tại nhà người y tôn thờ: “Cô-va-len-cô túm lấy cổ áo hắn
       từ phía sau rồi xô mạnh. Bê-li-cốp lộn nhào xuống cầu thang”.
           5.  Bê-li-cốp - nạn nhãn của sự khủng bố
           Rõ ràng Bê-li-cốp hiện diện trong tác phẩm vối tư cách là kẻ khủng bố. Nhưng

       364
   360   361   362   363   364   365   366   367   368   369   370