Page 361 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 361

Cô-va-len-cô túm cổ áo hắn dúi xuống cầu thang. Hắn ngã lộn nhào. Ngay lúc
       ấy, Va-ren-ca cùng mấy người bạn nữa vừa về.  Hắn nghĩ bản thân sẽ làm trò cười
       cho thiên  hạ  và  chuyện  sẽ  đến  tai  hiệu  trưởng,  đến  tai  ngài  thanh  tra...  Hắn  sợ
       người  ta  ép  hắn  về  hưu.  Trước cảnh tượng  khôi  hài  đó,  Va-ren-ca  cất tiếng  cười
       vang “ha-ha-hal” .
           Tiếng cười đó chấm dứt mọi chuyện, cả chuyện cưới xin lẫn sự sống của Bê-li-
       cốp.  Hắn về  nhà, lên giường,  bỏ màn, đắp chăn và im lặng.  Một tháng sau, Bê-li-
       cốp  chết.  Từ nghĩa  địa  về,  mọi  người  thở  phào  nhẹ  nhõm.  Nhưng  chưa  đầy  một
       tuần sau, cuộc sống lại  nặng  nề  như trước,  không biết được sẽ còn có bao nhiêu
       người trong bao như thế đang tồn tại.
           ồã nửa đêm, trăng lên, Bu-rơ-kin kể xong câu chuyện. Bác sĩ l-van trầm ngâm
       rồi đưa ra kết luận: “Không thể sống như thế mãi đượd” .
           Câu chuyện phản ánh cuộc sống tẻ nhạt,  ngưng đọng,  bế tắc của cả một lớp
       người trong xã hội Nga cuối thế kỉ XIX. Trong xã hội đó, con người bị làm cho tha
       hoá và  đến lượt mình,  họ lại  là “vật cản” trước cuộc sống tự do,  bình thường của
       những người xung quanh.  Bê-li-cốp là một nhân vật như thế.  Hắn vừa là nạn nhân
       đồng thời cũng là tội nhân của xã hội.

           2. Ngôi kể: dịch chuyên từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất
           Văn bản được trần thuật từ ngôi thứ ba. Người kể dẫn dắt câu chuyện của bác
       sĩ l-van và thầy giáo Bu-rơ-kin đi săn về muộn, phải ở lại nhà ỏng trưởng xóm. Sau
       đó người kể chuyện ở ngôi thứ ba này nhường lời cho Bu-rơ-kin, kể câu chuyện về
       Bê-li-cốp.
           Việc thay đổi điểm nhìn,  đặc biệt là để một nhân vật trong truyện đứng  ra  kể
       câu chuyện của mình có nguồn gốc từ Nghìn lẻ một đêm của  người  ả-rập. Cách
       kể  này có ưu thế là  khiến  người  nghe tin cậy  hơn vào câu  chuyện  của  người  kể.
       Đặc biệt đấy là khi “Bê-li-cốp ở ngay cùng một nhà vỏi tôi, cùng một tầng, cửa đối
       diện nhau”.
           Với  cách  kể  này,  ta  thấy  có  sự song trùng  từ điểm  nhìn,  giọng  điệu  của  hai
       người  kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.  Ngôi thứ nhất (Bu-rơ-kin) kể,  người nghe
       trực tiếp ở đây là  bác sĩ l-van.  Nhưng  thực chất cả  Bu-rơ-kin  lẫn  l-van  ít  khi xuất
       hiện trong văn bản nên lời kể ỏ đây như thể là của người kể từ ngôi thứ ba đến với
        người  nghe ẩn khuất. Đoạn văn sau sẽ minh chúmg cho điều đó; “Buồng ngủ của
        Bê-li-cốp chật như cái hộp.  Khi nằm ngủ, hắn kéo chăn trùm đầu kín mít”.  Rõ ràng
       đây là lời của Bu-rơ-kin nhưng lại mang âm hưỏng của người kể chuyện giấu mặt,
        ngôi thứ ba.
            3. Giọng điệu: điểm tĩnh, mỉa mai, chua xót
            Sê-khốp  nổi tiếng với lối kể điềm tĩnh,  khoan thai.  Người  kể ở vào vị trí người
        quan sát, trải nghiệm, đúc kết ra lẽ sống. Yếu tố cơ bản làm nên chất giọng này là


        360
   356   357   358   359   360   361   362   363   364   365   366