Page 364 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 364

rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì.  Hắn ngồi im như phỗng thế rồi độ
    một giờ sau thì cáo từ’.  Ta thấy, Bê-li-cốp  khủng  bố mọi  người bằng cách “không
    nói gì” nhưng  mắt thì quan sát “như tìm kiếm vật gì” và chắc hẳn tai thì lắng nghe
    mọi chuyện của tay giáo viên ấy.
        Cách dựng chân dung nhân vật của Sê-khốp rất tài tình.  Lối viết của ông hiện
    đại ở chỗ, không cần phải “kể hết” hoặc “miêu tả tỉ mĩ’, chỉ cần tóm lấy một tư thế
    từ một  góc  nhìn  nào  đó,  bức  chân  dung  ấy  lập  tức  khảm vào  tâm  trí người  đọc
    không chỉ là  diện  mạo  mà  còn  cả  cảnh  ngộ của  nó.  Đoạn  miêu tả  Bê-li-cốp đến
    chơi  nhà  đồng  nghiệp tập  trung  rõ  nét tài  nghệ  này.  Rõ  ràng,  không  ai  ưa  Bê-li-
    cốp, thậm chí là  sỢ và ghét hắn đến mức không muốn hắn hiện diện ỏ   nhà mình,
    nên  Bê-li-cốp  muốn  đến  thì  đến,  muốn  đi  thì  đi.  Sự có  mặt của  Bê-li-cốp  khiến
    người ta không dám chuyện trò  nên Sê-khốp chỉ miêu tả sự ngó nghiêng của hắn
    mà không miêu tả việc hắn nghe  được gì. Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp
    tuy không được đề cập  nhưng  người đọc cũng có thể hiểu thông qua bộ dạng và
    cử chỉ của chính Bê-li-cốp.
        Tác  động  của  lối  sống  “trong  bao”  của  Bê-li-cốp  đên  mọi  người  thật  khủng
    khiếp:  “Bọn  giáo  viên  chúng  tôi  đều  sợ  hắn.  Thậni  chị ẽả  hiệu  trưởng  cũng  sợ
    hắn”. Đấy là nỗi sợ hãi mang tính tập thể mà nguyêri nhân của nổi sợ đó thì nghe
    nực cưòi thay,  chỉ vì một kẻ tronậ bầo.  Sê-khốp có ý giễu cợt khi đặt một phản đề,
    giữa  một kẻ chỉ dạy tiếng  Hi  Lạp cổ,  suốt ngày chui vào trong  bao sống  như một
    cái máy với cả một tập thể giáo chức,  những người “biết suy nghĩ rất nghiêm chỉnh
    và được giáo dục qua các tác phẩm của Tuốc-ghê-nhép và Sê-đrin”.
        Phạm  vi  khủng  bố của  Bê-li-cốp  thật  rộng.  Sê-khốp  đã  sử dụng  biện  pháp
    tăng cấp để tạo tiếng cười: “Mà đâu phải chỉ có trường học! cả thành phố nữa ấy!
    Các bà các cô tối thứ bảy không dám tổ chức diễn kịch tại  nhà  nữa,  sợ rằng  nhỡ
    hắn biết thì lại phiền” . Giới tu hành cũng sợ hắn và đến cả “dân chúng trong thành
    phô”  ai ai cũng sợ.
        Nỗi  sỢ  mà  mọi  người  dành  cho  Bê-li-cốp chính  là  sợ sự dò  xét bẩm  báo  lên
    trên,  sợ tính chất “chó săn” trong hành vi của Bê-li-cốp. Vậy thì câu hỏi được đặt ra
    là: Ai  ban cho Bê-li-cốp cái quyền  năng siêu  hạng đó?  Rõ  ràng tự thân  một giáo
    chức quèn thì chẳng thể nào có được sức mạnh uy hiếp cả bàn dân thiên hạ trong
    suốt cả “mười lăm năm” trời kia và nỗi sợ, theo phản ứng dây chuyền đã diễn ra ở
    mọi giới,  mọi  phạm vi:  “sợ  nói to, sợ gửi thư,  sợ làm quen,  sợ đọc sách,  giúp đỡ
    người nghèo, dạy học chữ...”?
        Có hai hướng trả lời cho câu hỏi trên: một là chính quyền đang dung túng cho
    hành vi mật thám của  Bê-li-cốp,  hai là chính sự hèn nhát của tất cả mọi người tạo
    điều kiện cho cái ác hoành hành, cả hai cách nà^đều đúng.  Song ắt hẳn dụng ý
    của Sê-khốp  nghiêng  hẳn sang  hướng thứ hai.  Biệt tài của  Sê-khốp ỏ nghệ thuật
    kể chuyện  là  sức gợi trong  chi  tiết,  hình tượng...  Không  một  lời  đả  động  đến thể


                                                                           363
   359   360   361   362   363   364   365   366   367   368   369