Page 368 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 368
không hề muốn hại một ai cả. Nhưng chính cái cách phục tùng mù quáng đến
cuống tín về các chỉ thị, quyết định của chính quyền vô tình đã biến hắn thành “cỗ
máy” tội lỗi. Hắn trở thành một hình nhân kép, vừa là kẻ gieo rắc tội lỗi (khiến
người ta kinh sợ) đồng thời cũng là kẻ hủy hoại nhân phẩm của mình.
Cái cỗ máy khủng bố đang hoạt động trơn tru bỗng bị chững lại vì cái tiếng
cười hồn nhiên “ha-ha-ha” kia. Tiếng cười đó dội vào cái lương trí tự vấn trong bao
kì quặc của Bê-li-cốp đã mang lại cái chết cho chính hắn. Một lần nữa, hình ảnh
những kẻ khủng bố đích thực xuất hiện lần thứ hai trong văn bản (lần đầu là lời Bê-
li-cốp dạy bảo Cô-va-len-cô) qua lời độc thoại nội tâm của Bê-li-cốp: “Chuyện sẽ
đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra. Chao ôi! Thế rồi lại nhỡ xảy ra chuyện gì
nữa chứ! Họ sẽ lại vẽ tranh châm biếm khác, rồi mọi chuyện dẫn đến chỗ là người
ta sẽ ép mình về hưu...”.
Đối tượng lo sợ của Bê-li-cốp là các quan chức củạ tniờnồỊ. Nguyên nhân lo sợ
của Bê-li-cốp là sợ bị giễu cợt, bị đuổi việc. Sợ bị giễự cộítíứệ ìà mối sợ về phương
diện tinh thần. Sợ bị đuổi việc chủ yếu là sơ về phươrtgfdiệr1 vật chất. Vậy thì giải
pháp trong tình thế này của Bê-li-cốp là gì? Câu tràiời thật đơn giản: tiếp tục chui
sâu hơn vào bao.
Áp lực của kẻ cầm quyền vắng mặt là tiềh để cho việc xuất hiện lối sống quái
dị của Bê-li-cốp. Đây còn là nguyêrỉ nhârí chính dẫh đến cái chết của hắn. Việc
xung đột với Cô-va-len-cô và tràng cười hổn nhiên củá Va-len-ca chỉ là “chất xúc
tác” để đẩy nhanh quá trình băng hoại cũa hắn đến đích cuối cùng là cái chết.
Cách thức chết của Bê-li-cốp cũng là chết trong bao: “Hắn nằm trong màn, đắp
chăn kín và im lặng. Hỏi thị hắh chỉ đằp “không” hay “có” thôi, không nói thêm
điều gì” . '
6. Thái độ nguời kể
Bởi Người trong bao thuộc kiểu truyện luận đề nên việc người kể tham gia vào
việc luận bàn, đánh giá tình huống, nhân vật đều là thường thấy. Nét đặc biệt từ lối
kể của Sê-khốp trong truyện là lời kể luôn có xu hưống ngầm đánh giá, binh xét.
Cách làm của Sê-khốp rất kín, không hề lộ liễu nên không gây sự khó chịu (do bị
áp đặt quan điểm của người kể) đối với độc giả. Chẳng hạn để miêu tả Bê-li-cốp
vừa là tội nhân vừa là nạn nhân bao giờ Sê-khốp cũng đặt hành động của hắn
dưới cái nhìn trào lộng, tức là kể tội lỗi của hắn trong tiếng cười nửa mỉa mai, hóm
hỉnh, nửa chua xót. Nếu khác đi thì Sê-khốp chCi yếu lổng lời phân tích tâm lí của
người kể hoặc lời độc thoại nội tàm của nhân vật vào mạch tự sự. “Khi nằm ngủ,
hắn kéo chăn trùm kín mít. Trong buồng nóng bức, ngột ngạt, gió thổi ngoài cửa sổ
đóng kín mít, lửa reo trong lò, có tiếng thỏ dài nghe dễ sợ vọng lên từ dưới bếp...”.
Câu văn được chúng tôi in nghiêng là dạng lời người kể nương theo dòng tâm
trạng của nhân vật. Nhờ cách kể này mà Sê-khốp đã tạo được sự lưỡng diện cho
ngôn từ, cho hình tượng nhân vật của mình.
367