Page 366 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 366
nếu người đọc xem Bê-li-cốp là kẻ hoàn toàn xấu, đáng bị phỉ nhổ tuyệt đối thì thật
chưa hiểu hết dụng ý của Sê-khốp, bởi nếu chỉ khắc họa Bê-li-cốp mang cái xấu
một chiều thì đấy chỉ là cách xử lí hình tượng của các cây bút hạng hai. Với Sê-
khốp hay bất cứ nhà văn thiên tài nào, hình tượng của họ luôn mang tính lưỡng
diện. Bê-li-cốp vừa là tội nhân nhưng đồng thời y cũng là nạn nhân của chính sự
khủng bố của những kẻ thống trị đương thời.
Điểm dễ nhận thấy nhất cho tính nạn nhàn này là Bê-li-cốp luôn sống trong
trạng thái lo sợ, thấp thỏm vi điều gì đó đầy hiểm nguy đối với bản thân sắp sửa
xảy ra. Lo sợ là nguyên nhân khiến Bê-li-cốp phải chui vào bao và muốn mọi
người xung quanh phải chui vào bao. Đấy chính là động cơ để Bê-li-cốp khuyên
can Cô-va-len-cô để dẫn đến xung đột đáng tiếc xảy ra. Hành vi của Bê-li-cốp là
trái tự nhiên, không tuân theo quy luật phát triển thông thường của xã hội; còn lối
sống của chị em nhà Cô-va-len-cô thì hồn nhiên như đất trời. Sê-khốp nhấn mạnh
họ là những người mói chuyển đến, những người chưa hề biết sợ sự khủng bô của
kẻ ‘trong bao” kia.
Bê-li-cốp là biểu tượng cho “vật cản” bước tiến xã hội. Chị em Cõ-va-len-cô là
biểu tượng cho một lối sống mới. Thế là bùng nổ mâu thuẫn. Sức trẻ và cách sống
tự do của Cò-va-len-cô chiến thắng. Bê-li-cốp bị đẩy làn lông lốc xuống cầu thang.
Cú ngã không gây ra cái chết về mặt thể xác của Bê-li-cốp. Chỉ có cách thức tống
tiễn của Cô-va-len-cô, cũng như tiếng cười “ha ha ha” hồn nhiên của Va-len-ca
cùng ánh mắt của mấy người bạn cô mới gây nên cái chết tinh thẩn của Bê-li-cốp.
Một khi tinh thần không đứng vững thì thể xác cũng tan biến theo.
Cái chết ấy xuất phát từ hai nguyên nhân: Bê-li-cốp xấu hổ và Bê-li-cốp lo sợ
sự việc đến tai ông hiệu taíởng, õng thanh tra. Trong tác phẩm, đây là hai đại diện
của chính quyền. Họ là những nhân vật phiếm chỉ, không tên tuổi nhưng lại có uy
quyền vô biên. Hai nhân vật vô hình này (bởi ngài hiệu trưởng, ông thanh tra
không hề xuất hiện), hiện diện trong tác phẩm thông qua nỗi lo sợ của chính Bê-li-
cốp. Tâm lí khiếp sợ tạo điều kiện cho cái ác tổn tại và cũng chính cái ác là
nguyên nhân gây nên nỗi sợ ám ảnh kia. ở đây đã xuất hiện hiện tượng lặp và
phản ứng dây chuyền. Bê-li-cốp sợ hai người này, còn giáo chức và dân thành phố
thì lại sỢ Bê-li-cốp. Do vậy, Bê-li-cốp là hình tượng đứng ỏ vị trí trung gian. Hắn vừa
là kẻ khủng bố, vừa là kẻ bị khủng bố, bị trấn áp.
a) Cô-va-len-cô - người trân áp
Trong văn bản, Bê-li-cốp trực tiếp bị trấn áp bởi Cỏ-va-len-cô - người đại diện
cho lẽ phải, công lí. Sau khi nghe Bê-li-cốp lập luận theo kiểu “trong bao”: “Nếu
thầy giáo đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì? Lũ trẻ chỉ còn thiếu nước là đi đầu
xuống đất thỏi, vả lại nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm.
Hôm qua tôi sợ phát kinh lên đấy! Khi tôi nhìn thấy chị của anh, mắt tôi hoa lên.
Đàn bà con gái mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng!” thì Cô-va-len-cô cảnh
365