Page 370 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 370
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỂN
(Trích Những người khôn khổ)
V. HUY-GÒ
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I- Tác giả: Vích-to Huy-gô (Victor Hugo, 1802 - 1885) là một trong những
khổng lồ văn chương của nhân loại, nhà nhân văn sáng ngời, là tấm gương tranh
đấu không biết mệt mỏi cho nền tự do, dân chủ của nhân loại tiến bộ. Tư tưỏng
ông có phần không tưởng nhưng không vì thế mà ảnh hưỏng đến danh tiếng lừng
lẫy. Sự nghiệp sáng tạo của ông vừa phong phú về thể loại vừa trác tuyệt về chất
lượng. Ngoài thơ, kịch, tiểu thuyết, ông còn để lại hơn 2 000 bức tranh và nhiều tác
phẩm khảo cứu, tùy bút khác. Tài năng của Huy-gô tập trung nhất ở thơ. Những
người khốn khổ được xem là pho tiểu thuyết vĩ đại nhất trong sự nghiệp sáng tạo
của Huy-gô.
Được mệnh danh ‘Ihần đổng thi ca”, Huy-gô là nhà văn lãng mạn số một của
dân tộc Pháp. Mười bảy tuổi, tuy chưa được trao tặng giải thưởng thơ, nhưng Huy-
gô đã thu hút được sự chú ý của Viện Hàn lâm. Sau đó, với hai món học bổng của
triều đình, Huy-gò chuyên tâm vào sự nghiệp học hành, sáng tác. Tài năng thi ca
đã mang lại cho ông chiếc ghế ở Viện Hàn lâm vào năm 1841 và năm năm sau
ông trở thành Nguyên lão Nghị viên. ^
Bố Huy-gô là một sĩ quan cao cấp dưới thời Na-pô-lê-ông I. Mẹ Huy-gô xuất
thân từ một gia đình thủy thủ. Thuở nhỏ, ông sống nhiều với mẹ và đã từng sang I-
ta-li-a và Tây Ban Nha thăm bố, lúc ấy đang đóng quân ở đó. Huy-gô sớm hấp thụ
tinh thần dân chủ và lí tưởng cách mạng của thời đại. Sáng tác thời kì đầu của ông
chịu ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ nhưng dần dần ông thiên vể tư tưởng dân
chủ.
Vào những năm 1820, Huy-gô tham gia nhóm nhà vàn lảng mạn và trở thành
thủ lĩnh của trào lưu này. Năm 1827, với lời ịựa vỏ kịch Crôm-oen, Huy-gô đã cho
thấy tư tưởng tiến bộ trong sáng tạo nghệ thuật. Thời gian này ông cho xuất bản
các tập thơ; Đoản thi và tạp thi (1822), Đoản thi và Balat (1826), về phương Đông
(1829)...
Năm 1830 mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp sáng tác của Huy-gô. ông
tuyên bố “nghệ thuật phải phục vụ cho tiến bộ”. Tác phẩm của ông hướng đến
mục tiêu đấu tranh, phục vụ quần chúng. Năm 1831, Nhà thờ Đức bà Pa-ri ra đời.
369