Page 360 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 360
tmyện mang tính chất luận đề (Người trong bao là tiêu biểu), kiểu truyện cực hạn
(Người đàn bà có con chó nhỏ...) và kiểu truyện kì ảo (Nhà tu hành vận đồ đen...).
Dẫu có phong phú về mặt chủng loại đến đâu chăng nữa thì truyện của Sê-khốp
bao giờ cũng toát lên cái nhìn nhân hậu về cuộc đời, toát lên cái không khí ngột
ngạt, nhu cầu vượt thoát cảnh ngộ thực tại... Bê-li-cốp, nhân vật trung tâm của
Người trong bao là một trong nhũmg hình tượng tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật
Sê-khốp. Câu chuyện được đưa vào nhiều hợp tuyển văn học thế giới của Hoa Kì
và Anh.
1. Tóm tắt cốt truyện
Bác sĩ l-van l-va-nứt cùng thầy giáo Bu-rơ-kin đi săn về muộn, phải ngủ lại
nhà kho của ông trưởng xóm cuối làng Mi-rô-nô-xít-xkôi-ê. Tối hôm đó, hai người
chuyện trò về thế thái nhân tình. Thầy giáo Bu-rơ-kin đã kể Gâu chuyện về Bê-li-
cốp.
Cáu chuyện được mỏ đầu bằng cái chết của Bê-li-cốp cách đó hai tháng. Bê-
li-cốp là giáo viên dạy tiếng Hi Lạp nhưng điều nổi tiếng nhất từ con người này là
vật dụng gì của hắn cũng được để trong bao, từ cái ô, đồng hồ, đến dao gọt bút chì
và chính hắn đều được bọc trong một cái vỏ. Ngay cả đến thứ tiếng hắn dạy, cũng
đảm bảo cho sự chui đầu vào cái bao an toàn của hắn.
Bê-li-cốp có thói quen là thường xuyên ghé nhà đồng nghiệp và láng giềng.
Hắn nhìn ngó, nghe ngóng. Sự hiện diện của hẳn làm người ta sợ. cả trường học,
thành phố, giới tu hành đều sợ hãi hắn trong suốt mười lăm năm trời. Sinh hoạt và
ăn mặc của Bê-li-cốp luôn chỉnh tề. Bao giờ cũng đề phòng ngộ nhỡ có chuyện gì
xảy ra. Buồng ngủ của hắn thì chậ^ nhừ cái hộp. Bao giờ ngủ hắn cũng trùm chăn
kín đầu. Cửa sổ luôn đóng kín. ^
Tuy co mình trong bao và nghi kị với mọi người nhưng Bê-li-cốp lại muốn lấy
vợ. Đối tượng hắn để mắt tới là Va-ren-ca, chị gái của giáo viên mới về trường Cô-
va-len-cô. Va-ren-ca khoảng 30 tuổi, vui tươi yêu đời, tràn đầy sức sống. Hễ có
chuyện gì buồn cười là cô phá lên cười thoải mái. Mọi người có ý vun thêm vào cho
Bê-li-cốp. Nhưng hắn cứ suy đi tính lại mãi vì sợ chuyện này chuyện nọ và có vẻ
như muốn chui sâu thêm vào cái bao của hắn.
Bỗng xảy ra một chuyện: có kẻ nào đó vẽ bức tranh biếm hoạ “một kẻ tình si”
trêu chọc Bê-li-cốp. Ngay hôm sau, khi đi dạo ngày chủ nhật, Bê-li-cốp thấy hai
chị em Va-ren-ca đạp xe phóng vụt qua. Bê-li-cốp không chấp nhận việc phụ nữ đi
xe như thế. Tối đó, hắn đến nhà Va-ren-ca để bày tỏ quan điểm nhưng Va-ren-ca
đi vắng. Như mọi lần, hắn ngồi im lặng hổi lâu rồi mới lên tiếng. Sau khi thanh
minh về chuyện bức tranh, hắn lên giọng dạy cách sống cho Cô-va-len-cô, nhất là
việc cưỡi xe đạp ngoài đường, rồi bóng gió đến chuyện sự việc sẽ đến tai các cấp
lãnh đạo... Cô-va-len-cô nổi giận mắng Bê-li-cốp. Bê-li-cốp bảo sẽ trình bày sự
việc lên ngài hiệu trưởng với lí do là sợ ai đó nghe được sẽ xuyên tạc.
359