Page 355 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 355

là  so sánh.  Cuộc đời  là viên  ngọc và  cuộc đời  tựa  đoá  hoa.  cả  hai  đều  quý giá
        thanh cao. Cuộc đời của thi nhân ngầm chứa sự thanh cao và quý giá ấy.
            Và  đây  là  sự hi sinh (tình yêu  nào mà  chẳng  cần  sự hi sinh  và  đòi  hỏi  sự hi
        sinh).  Nếu  là  ngọc,  thi  nhân  nguyện  “đập  vơ’,  “xâu  thành  chuỗi”  để tặng  người
        yêu.  Nếu  là  hoa,  thi  nhân  nguyện  hái  nó  để “đặt  lên  mái  tóc  em”.  Với  ngọc,  thi
        nhân  không  miêu tả vẻ đẹp của  nó bỏi  loại ngọc nào mà chẳng đẹp. Với hoa, thi
        nhân  có sự miêu  tả  ‘Iròn trịa,  dịu  dàng  và  bé  bỏng” .  Rõ  ràng,  tuy sử dụng  cùng
        cấu trúc nhưng Ta-go vẫn có cách đổi khác nó đi. Hình thức này cũng xuất phát từ
        thông điệp chính của văn bản: mọi điều ngỡ như đồng dạng, đơn giản nhưng càng
        cố hiểu  thì  ta  càng  thấy  sự khác  lệch  và  không  bao  giờ  đến  được  giới  hạn  cuối
        cùng của nó. Câu chuyện về tình yêu của Ta-go vì thê đã mang trong nó tính triết
        học về sự không cùng của cuộc đời.
            Hai chữ nếu cuối cùng ỏ đoạn ba là những giả ƠỊnh về sự trừu tượng: “lạc thú”
        và “khổ đau” . Nếu ở hai giả định đầu, nhà thơ không sử dụng sự tương phản (ngọc
        và hoa thì chẳng tương phản với nhau, nếu có sự khác biệt thì ngọc cứng còn hoa
        mềnr,  cho  thấy  sự quyết tâm  dâng  hiến  của  nhà  thơ,  ngọc  cứng thì  đập  ra  xâu
        thanh chuỗi, hoa mềm thì sẽ hái tặng), thì ở đây nhà thơ đã sử dụng hai trạng thái
        tâm lí ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn.
            Từ vật thể trong thiên nhiên (ngọc, hoa) đến tâm lí người (lạc thú, khổ đau) thi
        nhân đã bao quát một diện rộng hiện thực. Đã có sự chuyển dịch cái nhìn, chuyển
        dịch đối tượng nhưng tất cả cùng hướng đến điểm: “chẳng bao giờ em biết trọn nó
        đâu”.
            3.  Cuộc đời - trái tim - tình yêuỵ
            Xuất phát từ cái nhìn của cô nhân tình “băn khoăn buồn”, bài thơ ra đời. Ta-go
        chứng minh ánh nhìn ấy là không cần thiết bởi mọi điều của cuộc đời thi nhân luôn
        bày tỏ hết ra,  nhưng bao giờ cũng tồn tại nghịch lí “chẳng biết trọn”.  Ta-go không
        phủ nhận tuyệt đối; chẳng biết gì mà dùng mệnh đề chỉ mức độ:  biết nhưng không
        biết hết.  Quan  niệm này được đúc kết không chỉ qua tình yêu  mà còn qua  mọi lẽ
        hiện tồn trên  cuộc đời.  Cuộc đời  luôn  mới và  luôn  vận  động,  không  thể  hiểu  hết
        cuộc đời thì đâu đáng buồn. Bài thơ như thể là lời động viên,  an  ủi.  Nhưng  nếu vì
        không thể biết hết về mọi nhẽ mà không hề thoáng chút băn  khoăn, thì còn đáng
        sống trên đời nữa không? Ta-go hẳn nghiêng về ý nghĩa này.
            Nỗi buồn của cô gái là  nỗi  buồn  khao khát được hoà  hợp nhưng  hẳn là  chưa
        được  như mong  muốn. Ta-go sử dụng  hình  ảnh  so sánh  rất độc đáo,  kết hợp tài
        tình lối tư duy thẩm mĩ Đông - Tây: “Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”. Đôi mắt
        được ví với  ánh  trăng (Sếch-xpia  đã  từng  so sánh  ánh  mắt  của  Giu-li-ét  với  ánh
        trăng). Trong khi đó, một nhà thơ vĩ đại khác, Hai-nơ, lại so sánh trái tim đang yêu
        của người con trai như mặt trời;

         354
   350   351   352   353   354   355   356   357   358   359   360