Page 352 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 352
BÀI THƠ số 28
R. TA-GO
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I- Tác giả: Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Ta-go, 1861 - 1941), thi hào
lỗi lạc, người viết văn xuôi tài hoa, nhà soạn nhạc, nhà lí luận phê bình, họa sĩ, nhà
soạn kịch danh tiếng của ấn Độ và là nhà văn hóa vĩ đại của nhân loại. Sự nghiệp
sáng tác của Ta-go thật đồ sộ và bền bỉ trong suốt cả cuộc đời. ông sáng tác
bằng tiếng Ben-gan và để lại hàng trăm truyện ngắn, trong đó có những truyện nổi
tiếng như Giàn hỏa thiêu, Đá đói,... Ngoài ra, Ta-go còn sáng tác 52 tập thơ, 42 vở
kịch và 12 bộ tiểu thuyết. Với tập Thơ Dâng do chính ông dịch ra tiếng Anh, Viện
Hàn lâm khoa học Thụy Sĩ đã trao tặng ỏng Giải thưởng Nỏ-ben văn chương vào
năm 1913. Như thế, Ta-go có vinh dự là nhà vàn châu á đầu tiên được nhận phần
thưởng cao quý này.
Ta-go sinh tại Can-cút-ta trong một gia đình thuộc đẳng cấp Bà-la-môn. ông là
con út trong số mười ba anh chị em, những người đều rất thành đạt về học vấn và
có đóng góp nhiều cho đất nước. Từ bé, Ta-go nổi tiếng là thần đồng thi ca. Lớn
lên, gia đình muốn ông sang Anh học luật. Do không thích luật nên ông đã theo
học ngành Văn học Anh tại Đại học Luân Đôn vào năm 1879 nhưng chỉ một nàm
sau ông lại quay về ấn Độ.
Năm 1883, Ta-go kết hôn với Mri-na-li-ni Đê-vi, song vợ mất sớm (1902). Bình
sinh, Ta-go là người thích đi du lịch, ông đã từng đến nhiều nơi trên thê giới: Anh,
Pháp, Hoa Kì, Trung Quốc và cả Việt Nam (1929).
Sự nghiệp văn xuôi của Ta-go bắt đầu vào năm 1887, khi ông cho ra mắt
truyện ngắn đầu tiên Người ăn mày kì dị. Truyện ngắn của Ta-go rất phong phú và
đa dạng, ông luôn hướng cái nhìn nhân ái của mình vào cuộc sống của những
người lao động nghèo, đặc biệt là phụ nữ để lên tiếng nói sẻ chia những bất công
vất vả mà họ phải gánh chịu trong cuộc đời. Ta-go sáng tác tiểu thuyết muộn
hơn. Năm 1910 ông mới cho ra mắt tiểu thuyết Gô-ra. Tiếp đó là các cuốn như
Nàng Bi-nô-đi-ni, Đắm thuyền,... Tuy không nổi tiếng bằng thơ và truyện ngắn,
nhưng sự nghiệp sáng tạo tiểu thuyết của Ta-go vẫn có một vị trí quan trọng trong
tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết ấn Độ. Đáng lưu ý là khuynh hướng chính trị tiến
bộ trong các tiểu thuyết của Ta-go luôn hiện rõ. ông dùng vàn chương như một vũ
khí lợi hại để đấu tranh đòi bình đẳng, độc lập, tự do cho con người.
Là người yêu nước, Ta-go tham gia phong trào chống thực dân Anh, giải
phóng tổ quốc. Kể từ 1912, Ta-go thường xuyên ra nước ngoài, ông sang châu
Âu, cháu Mĩ và Đông á đọc thơ và vận động đấu tranh chông thực dân đẽ quốc đòi
độc lập cho các quốc gia bị áp bức, trong đó có ấn Độ. Tuy xuất thân từ đẳng cấp
351