Page 347 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 347

dành riêng cho các con em quý tộc. Thời gian học ỏ Li-xê (1811  -  1817) là khoảng
      đời êm đềm, đẹp nhất của  Pu-skin.  Cậu đã sáng tác thơ và  được bạn bè, thầy cô
      nồng  nhiệt ngợi ca.  Có  người còn tiên đoán cậu  sẽ  là  một “khổng  lồ thi ca  trong
      tương lai”. Thơ Pu-skin mang tinh thần cách mạng. Giọng điệu thơ hào sảng,  ngợi
      ca những anh hùng dân tộc,  những quần chúng vô danh xả thân vì sự nghiệp bảo
      vệ và dựng xây Tổ quốc.
          Năm  1817,  với  tấm  bằng  tốt  nghiệp  xuất  sắc,  Pu-skin  rời  trường  Li-xê.  Lúc
      này,  bầu  không khí chính trị ở Nga  ngột ngạt hơn.  Nga  hoàng  ngày càng lộ rõ bộ
      mặt  phản  động  trước  những  yêu  cầu  chính  đáng  về tự do,  dân  chủ  của  các  lực
      lượng tiến bộ.  Pu-skin không nhận chức ở Bộ Ngoại giao của chính  phủ  mà đứng
      về  phía cách  mạng.  Những vần thơ ngợi ca cách  mạng, vạch trần  bộ mặt xấu xa
      của vua quan của Pu-skin đã làm nức lòng những người bị áp bức, bóc lột. Trái lại,
      Nga hoàng A-lếch-xan I đùng đùng nổi giận. Y ra lệnh đày Pu-skin đi Xi-bi-a chỉ vì
      lí do:  nếu  không  làm  như thế thì  hắn sẽ làm cho nước Nga ‘1ràn  ngập những vần
      thơ nổi loạn”. Đi Xi-bi-a đồng nghĩa với đi vào cõi chết.  May mắn cho Pu-skin,  rất
      nhiều trí thức  đã  lên  tiếng  ủng  hộ  ông,  phản  đối  quyết định  của  triều  đình.  Cuối
      cùng A-Iếch-xan phải nhượng bộ, đày Pu-skin đi phương Nam.

          Tháng 5 năm 1820, Pu-skin cùng lâo bộc Ni-ki-ta rời Pê-téc-bua đi về phương
      Nam. Suốt bốn năm sống trong cảnh lưu đày, Nga hoàng không những không dập
      tắt  được  ngọn  lửa  đấu  tranh  vì  lí tưởng  cao  đẹp  trong  tâm  hồn  thi  sĩ tài  ba  mà
      ngược  lại  càng  nung  nấu  thêm trong  chàng  ngọn  lửa  căm  hờn  ách  chuyên  chế.
      Trên đường lưu đày, Pu-skin chứng kiến bao cảnh thương tâm nên chàng càng xót
      xa  hơn  cho  Tổ  quốc.  Những  nàm  tháng  này,  Pu-skin  có  điều  kiện  tiếp  xúc  với
       nhiều  nhà văn  nổi tiếng, cũng  như nhiều trí thức có tinh thần dân chủ  bị  lưu  đày.
       Nhờ  thế,  tinh  thần  cách  mạng  của  Pu-skin  được  củng  cố  và  phát  triển  không
       ngừng.  Năm  1924, trong  bài thơ  Gủí biển,  Pu-skin thể  hiện  rõ  niềm  khao  khát tự
      do:
              Bay, bay đi, ta loài chim tự do

              Bay về miền núi ngời sau mây xám
              Bay về vùng nước biển xanh phẳng lặng
              Bay về nơi chỉ có gió và ta.

           Năm  1820,  Pu-skin  hoàn thành trường ca  Rút-xlan  và Li-út-mi-la,  bản trường
       ca đầu tiên của ông đã gây một tiếng vang lớn.  Nhà thơ vĩ đại Nga thời ấy là Giu-
       cốp-xki  trong  bức  ảnh  đề  tặng  Pu-skin  đã  ghi:  “Thầy  chiến  bại  tặng  trò  chiến
       thắng” .  Tiếp  đó,  Pu-skin  cho  ra  mắt  hàng  loạt bản  trường  ca  khác  như Người tù

       346
   342   343   344   345   346   347   348   349   350   351   352