Page 345 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 345
ca, bộc bạch sáo rỗng,... chung chung. Điều này khẳng định quyết tâm của chàng.
Đồng thời nó cũng dự báo nhiều trắc trở mà đôi tình nhân phải đương đầu trong
tương lai.
Lời tỏ tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét cũng được xây dựng theo lối tăng cấp.
Chuyện tình của họ diễn ra chóng vánh, vừa mới gặp đã phải lòng nhau. Điều này
dễ hiểu vì họ là trai tài gái sắc. Trời sinh ra họ là để dành cho nhau. Nhưng họ vội
làm lễ cưới, vội li biệt vì Rô-mê-ô phải đi đày, và rồi họ chết quả là vô lí. Nguyên do
cơ bản là tại cái bóng ma thù hận của hai dòng họ săn đuổi họ. Bóng ma đó vẫn
hiện diện ngay chính lúc họ trao lời yêu cho nhau.
Ngay sau lúc Giu-li-ét hỏi lí do nào để chàng có thể vượt tường vào nhà mình,
cái “nơi tử địa” và Rô-mê-ô đáp nhờ “đỏi cánh tình yêu”, thì Giu-li-ét tiếp tục bộc lộ
nỗi lo âu: “họ sẽ giết chết anh”. Nếu tinh ý chúng ta sẽ nhận thấy bản thân nỗi lo
âu của Giu-li-ét vừa bộc lộ gián tiếp tình yêu dành cho Rô-mê-ô, đồng thời cũng là
điểm tựa để Rô-mê-ô trực tiếp bày tỏ tình yêu với nàng. Cách xử lí đối thoại theo
kiểu này là nét độc đáo của pháp sư ngôn từ sếch-xpia,ị không nhiều người có thể
bắt chước được. Thấy Giu-li-ét lo âu, Rô-mê-ô được đà tán tình (sự tán tỉnh nào mà
chẳng thế!): “Em ơi! ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm
của họ”. ị
Văn bản có sự tương ứng đầu cuối. Mở đầu Rô-mỗ-ô ca ngỢi ánh mắt Giu-li-ét
và kết thúc Rô-mê-ô cầu xin ánh mắt ban tình yêu cho mình. Điều này có lí do của
nó. Ánh mắt là nơi tập trung cao nhất tri tuệ, tình cảm của con người. Thời Phục
hưng là giai đoạn các nhà nhân văn tập trung để cao n trí và đạo đức của con
người nên ành mắt là đối tượng được các nghệ sĩ tập trung khắc họa. Bức tranh nổi
tiếng Nàng La Rua-gõng của Lê-ô-na đơ Vanh-xi là một ví dụ tiêu biểu, sếch-xpia
cũng là nghệ sĩ hàng đầu của kỉ nguyên tôn sùng lí trí đó nên ánh mắt của Giu-li-ét
mới được ông tập trung dồn hết bút lực ngợi ca.
Cuối cùng chính ánh mắt Giu-li-ẻt sẽ xua tan hận thù (hoặc tiếp thêm sút
mạnh để vượt qua hận thù): “Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận
thù của họ nữa đâu”. Tuy Giu-li-ét không hề thốt lên một lời hoa mĩ hay nói chỉ một
từ tình yéu nhưng tình cảm sâu nặng nàng dành cho Rô-mê-ô là tuyệt đôi: “Em
chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”. Thế là nàng đã hoàn toàn thuộc về
Rô-mê-ô.
Sử dụng hai kiểu lời văn (độc thoại và đối thoại), sử dụng sự tương phản (lời
hồn nhiên chân thành và lời hồn nhiên bay bổng), sử dụng hai sắc thái tâm lí (âu lo
và vô tư)... trên cái nền xung đột giữa tình yêu thủy chung trong trắng với mối
huyết thù đẫm máu, sếch-xpia đã dựng lên bức chân dung tình yêu kì vĩ. Thiên
tình ca Rõ-mè-ô và Giu-li-ét đẹp và trường tồn không phải vì họ dám chết vì nhau
(điều này thì trước đây thường xuyên xảy ra) mà chủ yếu là vì cách sếch-xpia để
họ diễn tả thành lời khối tình cảm chân thành, nồng say ấy.
LẺ H U Y BẮC
344