Page 341 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 341
ét, rung động và được phép hôn nàng. Giu-li-ét linh cảm vể tình yêu nàng sẽ dành
cho chàng trai hào hoa đang hóa trang kia. Dạ hội tan, mọi ngưòi ra về, Rô-mê-ô
quay lại trèo tường vào nhà Ca-piu-lét để mong được gặp lại Giu-li-ét. Đây là hành
động liều lĩnh, nguy hiểm đến tính mạng nhưng Rô-mê-ỏ bất chấp. Tại khu vườn
đó, Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ. Không biết Rô-mê-ô ở dưới vườn, Giu-li-ét thở
vắn than dài cho duyên phận mình vì nàng biết chàng trai kia là con nhà Môn-ta-
ghiu.
B. TIẾ P CẬN TÁ C PH ẨM
1. Lời độc thoại
Với Rô-mê-ô và Giu-li-ét, sếch-xpia từ địa vị pháp sư ngôn từ tiến thêm một
bước vào địa hạt mới; pháp sư ngôn tử tinh yêu. Đoạn trích trong nguyên bản được
viết bằng thơ. Ngoài sáng tác kịch (sử dụng cả ngôn từ thơ và vàn xuôi), sếch-xpia
còn là tác giả của hơn 150 bài thơ xon-nê nổi tiếng. Nhờ thế ngôn từ của sếch-
xpia thấm đẫm chất trữ tình và đầy hình tượng.
Rô-mê-ô khi gặp và yêu Giu-li-ét không hể có chút vấn vương gì về mối huyết
thù. Tình cảm của chàng hồn nhiên và chàng để mặc sự hổn nhiên ấy thể hiện
qua ngôn từ ngợi ca nhan sắc người đẹp chàng vừa được hôn, được tôn thờ.
Do đặc trưng của kịch là nhân vật tự bộc lộ mình qua đối thoại hoặc độc thoại
nên tác giả sử dụng lời trực tiếp của họ để miêu tả về nhau và tự bộc lộ bản thản.
Văn bản chỉ bao gồm các độc thoại và đối thoại giữa hai nhân vật Rô-mê-ô và
Giu-li-ét, nhưng lại được chia làm hai phần; phần một độc thoại (từ đầu đến lời
thoại thứ sáu); hai nhân vật đều nói nhưng lời nói của họ không hướng về nhau mà
hướng ra công chúng. Phần hai bao gồm các lời thoại còn lại là lời hai nhân vật đối
thoại với nhau.
Lời độc thoại của Rô-mê-ô trước hết là lời miêu tả khuôn mặt Giu-li-ét. Khuôn
mặt đó được bắt đầu bằng ánh sáng, ánh sáng của sự ví von: “ánh sáng nào vừa
lóe trên cửa sổ kia? Đấy là phương Đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời!”, vẻ đẹp
của Giu-li-ét thật rạng rỡ, mang tầm vũ trụ v'i được ví với vầng dương, cần chú ý là
những đối thoại này được diễn ra vào buổi tối. Sự so sánh kia vì thế sẽ rất lô-gíc (vì
nếu là ban ngày thì ắt hẳn lối so sánh của Rô-mê-ô sẽ nghe thật buồn cười). Chọn
một hiện tượng có thật trong tự nhiên, mặt trời lên sẽ làm mặt trăng biến mất, để
ngợi ca sắc đẹp của Giu-li-ét đẹp hơn mặt trăng, sếch-xpia quả thật táo bạo. Nét
văn hóa này khác với văn hóa phương Đông, ở Việt Nam (hoặc Trung Quốc, ấn
Độ...), sắc đẹp tuyệt đỉnh của thiếu nữ thường được so sánh với vầng trăng, nhưng
với sếch-xpia thì vẻ đẹp của Giu-li-ét làm lu mờ vầng trăng.
sếch-xpia ca ngợi dung nhan Giu-li-ét qua ánh mắt của kẻ si tình. Và Rô-mê-
ô lại tập trung miêu tả ánh sáng tỏa rạng từ Giu-li-ét. Trên cái nền của đêm khuya
tĩnh lặng, Giu-li-ét hết là vầng thái dương lại đến vì sao. Ánh nhìn của nàng là sự
tỏa chiếu của những v'i sao đẹp nhất bầu trời: “hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có
340