Page 342 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 342

việc phải đi vắng,  đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Sự so
     sánh tiếp tục được “tăng cấp”;  Chính đôi gò má “rực rơ’ của Giu-li-ét “sẽ làm cho
     các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn
     thùng”.
         Cách  sếch-xpia  ca  tụng  nhan  sắc  Giu-li-ét  là  so  sánh  một  bộ  phận  cụ  thể
     (chẳng  hạn  mắt)  với  một  hiện  tượng  tự nhiên.  Tiếp  đó,  ông  hạ  bệ  hiện tượng tự
     nhiên để tôn vinh đối tượng  miêu tả.  Nhờ đó mà ánh sáng từ mắt Giu-li-ét là ánh
     sáng tuyệt đối,  có khả  năng khơi dậy sự sống: “Cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi
     khắp không gian  một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót
     vang và tưởng là đêm đà tàn” .
         Đỉnh  điểm  của  sự chiêm  ngắm  ấy  là  khao  khát  hóa  thân  để  được  gần  gũi
     nàng: “ôi!  ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy!”. Độc thoại của
     Rô-mê-ô tiếp  tục,  vẫn  là  sự tôn  vinh  nhan  sắc  kiều  diễm của  Giu-li-ét.  Ngay  khi
     nghe  Giu-li-ét thốt lên  lời,  Rô-mê-ô gọi  Giu-li-ét là “nàng tiên  lộng  lẫy” :  “Bởi  đêm
     nay,  nàng tỏa ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang
     cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung” . Tiếp theo là sự đối lập giữa
     thần tiên và  phàm trần  (có lẽ là có cả Rô-mẽ-ô trong đám  người  này): “những kẻ
     trần  tục  phải  cố  ngước  đôi  mắt trắng  dã  lên  mà  chiêm  ngưỡng”.  Trong  mắt  kẻ
     đang yêu,  người yêu là thiên thần thl chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả,  nhưng quả
     thật, dung nhan và đức hạnh của Giu-li-ét xứng đáng với sự tôn vinh đó.
         Trong  sáu  lời  thoại  ỏ đoạn độc thoại của hai nhàn  vật này,  Rô-mê-ô  nói  ba
     lần,  Giu-li-ét  nói  ba  lần.  Rô-mê-ô  nồng  nhiệt  ngợi  ca  Giu-li-ét  mà  không  hề  bận
     tâm đến mối hận thù của hai dòng họ. Thái độ đối với mối thù ấy cũng thống nhất
     trong toàn bộ hệ thống nhân vật của vở kịch, sếch-xpia luôn để nhà Ca-piu-lét hằn
     học với  nhà  Môn-ta-ghiu,  chứ nhà  Môn-ta-ghiu  thì  giữ thái  độ ôn  hòa  hơn.  Bằng
     chứng là Ti-bân (nhà Ca-piu-lét) gây sự trước với gia nhân và bằng hữu nhà Môn-

     ta-ghiu. ở đoạn trích này cũng vậy, tuy cả Rô-mê-ô lẫn Giu-li-ét đều choáng váng
     nhau vì tiếng sét ái tình,  nhưng trong lúc Rô-mê-ô ngây ngất chiêm ngưỡng dung
     nhan yêu  kiều của  Giu-li-ét thì Giu-li-ét lại đi than vãn cho số kiếp, tại sao chàng
     thanh  niên tuấn tú ấy lại  là Rô-mê-ô. Trong  hai  nhân vật,  Giu-li-ét được tập trung
     khắc họa ở chiều sâu nội tâm. Rô-mê-ô vẽ chân dung bề ngoài và Giu-li-ét tiếp tục
     tự khắc họa thế giới nội tâm mình. Như thế, Giu-li-ét hiện lên trọn vẹn hơn Rô-mê-
     ô. Xuyên suốt tác phẩm,  Giu-li-ét cũng chiếm vị trí quan trọng  hơn  Rô-mê-ô. Đấy
     là tấm lòng ưu ái mà sếch-xpia dành cho phái yếu. Cũng  như nhiều vở kịch khác
     của ông (Chàng lái buôn thành  Vơ-ni-dơ...),  nhân vật nữ được miêu tả và được đề
     cao hơn đàn ông.
         sếch-xpia  luôn sử dụng yếu tố dự cảm trong  kịch. Có hai cách biểu  lộ chính:
     hoặc là ông để nhản vật tự nói  ra ơiều  mình dự cảm hoặc thông qua  miêu tả sắc
     thài ngôn  ngữ,  hành động,... của  nhân vật để giàn tiếp nhắc đến  những điều sắp


                                                                            341
   337   338   339   340   341   342   343   344   345   346   347