Page 344 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 344
của em thỏi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thi chàng vẫn cứ là chàng.
Mỏn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay
mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người”. Giu-li-ét đã phân chia
Rô-mê-ô ra làm hai con người: con người bằng xương thịt cụ thể và con người của
định kiến xưa cũ trừu tượng. Nàng yêu con người bằng xương bằng thịt kia.
Con người thời Phục hưng sau mười thế kỉ đằng đẵng sống dưới giáo lí thánh
kinh mơ hồ bỗng nhận thức rằng những giá trị đúng đắn nhất về con người phải
xuất phát từ mối quan hệ, sinh hoạt trần thế. Giu-li-ét cũng dựa trên nền tảng triết
học này để làm chỗ dựa cho hạnh phúc đích thực của mình. Giu-li-ét yêu Rô-mê-ô
là yêu “cánh tay”, “bàn chân”, “mặt mũi”,... chàng chứ không phải yêu cái tên họ
Rô-mê-ô. Giá trị nhân văn Phục hưng tỏa rạng ở độc thoại này.
Ngay cả cảm hứng kịch cũng được sếch-xpia xây dựhg theo lối tương phản.
Nếu Giu-li-ét độc thoại với cảm hứng lo âu, do dự mang tính triết học mà về sau
được thể hiện rõ trong Ham-lét, thì Rô-mê-ô độc thoại bằng cảm hứng ngợi ca, tin
tưỏng. Do vậy, văn bản hình thành hai kiểu giọng, tạo nên xung đột ngầm. Một
bên thì ngây ngất trước tình yêu còn một bên thì vừa ngây ngất vừa âu lo. “Xung
độr này sẽ mang lại cho người đọc cảm giác thăng bằng bởi sự bổ khuyết từ
chúng, để cuối cùng cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét nhận rõ tình yêu của nhau.
2. Lời đối thoại
Rô-mè-ô và Giu-li-ét bắt đầu đối thoại với nhau từ lời thứ bảy trong văn bản.
Ngay khi Giu-li-ét thiết tha qua lời độc thoại: “Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ
tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng,
đổi lấy cả em đây!” thì Rô-mê-ô lên tiếng: “Đúng là miệng em nói như thế đấy nhé!
Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ”. Sau khi nhận ra Rố-mê-ỏ,
Giu-li-ét vẫn tiếp tục với nỗi lo âu trong lòng: “Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ
nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?” . Rỏ-mê-ô đáp lại bằng quyết tâm không gì lay chuyển:
“Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra”. Thực chất những lời đối thoại
của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là những lời tán tỉnh, tỏ tình. Mối hận thù luôn được họ đề
cập đến là để bày tỏ thái độ nhất quán của mình về việc dám vượt qua thử thách
gian khó đó để được sống bên nhau trong tình yêu.
Giu-li-ét vẫn tiếp tục mạch tâm trạng lo âu của mình. Nếu trước đó nàng chưa
biết liệu Rô-mê-ô có dám vượt qua mối thù hận ngăn cách họ không thì bây giờ
nàng lại lo cho mối an nguy tính mạng của Rô-mê-ô. Giu-li-ét quả là người thiếu nữ
hiếm có. Nàng chân thành và suy xét thấu đáo mọi đường. Khi biết Rõ-mê-ô đã
nghe hết tâm sự thầm kín của mình, Giu-li-ét thăm dò thái độ chàng: “Anh làm thế
nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế?”. Đáp lại, và đây là lời tỏ tình của
Rô-mê-ô, chàng không nói đến tình yêu của mình mà nói chuyện tình yêu dám
làm, có nghĩa chàng đã yêu Giu-li-ét say đắm: “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi
cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái
gì tinh yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi”.
Rô-mẽ-ô nhấn mạnh đến tình yêu hành động chứ không phải là tình yéu ngợi
343