Page 336 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 336

Trong  kịch  Lưu  Quang  Vũ,  tiếng  cười  đó  dường  như biến  mất,  hoặc  nếu  có thì
   cũng đã bị đổi sắc thái, chuyển thành tiếng cười của cái bi hài trái khoáy. Sau khi
    nghe  hồn  Trương  Ba  đòi  được  chết,  lập  luận  về  mục  đích  đánh  cờ và  tuyên  bố
    không đánh cờ với mình, Đế Thích thốt lên: “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”.
    Câu nói này không chỉ cười Đế Thích  mê cờ đến mức xem đánh cờ là lẽ sống tối
   thượng  của  đời  mình  mà  còn  cười  lũ  người  hạ  giới  không  dám  dâng  hiến  hết đời

    mình  cho  một  mục đích,  một  môn  nghệ thuật  mình  hằng  yêu thích.  Đây  là  dạng
    tiếng cười đa trị. Có thể cười bất kì đối tượng nào miễn kẻ đó có khả năng tư duy.
        Ngốn ngữ dụ dỗ là của xác hàng thịt, của Đế Thích. Lập luận của họ cuộc đời
    vốn thế thì ta nên sống như thế. Điển hình là câu nói của xác hàng thịt: “Hai ta đã
    hoà với nhau làm một rồi!”. Như thế cái tốt đã tốt rồi, cái xấu đã xấu rồi việc gì phải
    bận tâm,  cứ thế mà  sống,  cùng  luận  điệu  này,  Đế Thích  nâng  cấp  sự giả  dối từ
    trần gian  lên đến thiên đình:  “ỏ bên  ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều
    tôi  nghĩ bên trong.  Mà cả  Ngọc  Hoàng  nữa, chính  người lắm khi cũng  phải  khuôn
    ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều như thế cả,  nữa
    là ông”.  Dễ hiểu, trong cái thể giới mà sự giả dối bủa vây mịt mùng ấy,  một người

    chổng  lại  sự giả  dối  như hồn Trương  Ba thì  chỉ còn cách  phải chọn  cái  chết  mà
    thôi. Quả thật là vô cùng bi đát cho kiếp nhân sinh!
        Đối thoại  kịch gợi  mỏ nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa  ngầm ẩn và  cả vừa
    ngầm ẩn của  ngầm ẩn.  Ngôn ngữ kịch âm vang nhiều giọng điệu và luôn ở trong
    thế lưỡng  diện.  Đế Thích  vừa  đúng  vừa  sai  lầm  khi  quan  niệm:  sự sống  là  quan
    trọng,  là cao cả. Vì thê ông mới tiếp tục gợi ý để hồn Trương Ba nhập vào xác cu
    Tị.  Hồn Trương Ba thì lại khác, cuộc sống có ý nghĩa đối với ông là khi được sống

    với  chính  bản thân  mình,  không thể  nương  nhờ hồn của  mình vào thân xác  người
    khác. Ông muốn được toàn vẹn.
        Khát vọng  của  hồn Trương  Ba  là  khát vọng vươn  đến  cài chân  thực và toàn
    vẹn tuyệt đối và sẵn sàng chấp nhận cái chết để bào toàn, để vươn đến cái tuyệt
    đối đó. ở góc độ này, hồn Trương Ba đứng cao hơn cả Đê Thích bỏi đã dũng cảm
    nói  lên tiếng  nói  bảo vệ chân  lí cao quý của con  người;  sự trung thực,  bảo vệ sự
    trọn  vẹn  nhân  cách,  trọn  vẹn  giá  tri  nhân  sinh.  Bằng  cái  chết  của  mình,  hồn

    Trương Ba trở nên bất tử. Đấy là một nghịch lí, nhưng đấy cũng chính là con đường
    phục hưng của những giá trị nhân văn.

                                                                LÊ  H U Y BẮC



                                                                           335
   331   332   333   334   335   336   337   338   339   340   341